Tránh một số thức ăn được đề cập dưới đây, có thể giúp hạn chế bộc phát các đợt cấp của bệnh hen suyễn. Cùng tìm hiểu ăn kiêng cho bệnh hen suyễn như thế nào nhé?
Nguyên nhân sinh bệnh hen suyễn
Hen suyễn là căn bệnh mạn tính có thể gặp ở mọi độ tuổi và được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm. Trung bình có 3000 người tử vong mỗi năm do hen tại nước ta. Tử vong do hen suyễn vẫn đang tăng nhanh và chỉ đứng sau số tử vong do ung thư, vượt lên trên các bệnh về tim mạch. TP. Hồ Chí Minh được coi là “Thủ Đô” của bệnh hen phế quản tại Châu Á.
Theo số liệu ghi nhận tại HCM, trung bình cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ mắc bệnh hen phế quản. Hen suyễn có thể làm cho 25% bệnh nhân hen phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Chi phí điều trị hen suyễn hiện bằng cả hai căn bệnh thế kỷ là LAO và HIV/AIDS cộng lại.
Vậy nguyên nhân sinh bệnh hen suyễn là gì?
Các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh lý hen suyễn bao gồm
– Thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột
– Phấn hoa
– Bụi, nấm mốc, gián, lông thú nuôi, mạt nhà….
– Một số loại thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành
– Nhiễm trùng hô hấp: cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang…
– Thuốc: as-pi-rin, các thuoc kháng viêm không steroid khác…
– Khói thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước tẩy rửa, nước hoa.
– Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
– Gắng sức, nô đùa quá sức ở trẻ, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn..
Ăn kiêng cho bệnh hen suyễn như thế nào?
Trái cây sấy khô
Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn
Nên chú ý đọc các từ như “kali bisulfit” và “sodium sulfite” trên những gói quả sấy khô như quả anh đào hoặc quả mơ, tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.
Rượu hay bia
Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.
Tôm đông lạnh
Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.
Dưa chuột muối
Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.
Khoai tây đóng gói hoặc chuẩn bị sẵn
Loại thực phẩm đóng gói này có thể chứa chất chất bảo quản như natri bisulfit không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn
Mứt anh đào ngâm
Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, chẳng hạn như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.
Bất kỳ loại thực phẩm mà bạn dị ứng
Bạn nên cảnh giác cao đối với các loại thực phẩm mà bạn biết đang bị dị ứng và không nên dùng thử. Hiệp hội Bệnh dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (American Academy of Allergy, Asthma & Immunology) đã công bố các loại thực phẩm gây ra hầu hết các phản ứng dị ứng bao gồm các loại hạt, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, trứng, cá, động vật có vỏ và sữa bò.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Ăn kiêng cho bệnh hen suyễn như thế nào?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.