Bệnh hen suyễn tuy không để lại nhiều biến chứng. Nhưng có thể nguy hiểm cho tính mạng nếu không được điều trị kịp thời khi lên cơn hen cấp. Bệnh hen suyễn có diễn biến rất phức tạp. Bệnh có thể tiến triển nhanh nên cần đến bác sĩ điều trị và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Để biết rõ hơn về bệnh hen suyễn có nguy hiểm không mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
Tác nhân khởi phát cơn hen
Nếu cả ba và mẹ hoặc một trong hai người bị mắc bệnh này thì khả năng con sinh ra có nguy cơ mắc cao hơn trẻ bình thường. Ngoài ra yếu tố môi trường, sống ở những khu vực có tỷ lệ hen suyễn cao cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc bệnh hen sẽ phát triển bệnh hen suyễn. Những người dễ mắc bệnh hen suyễn khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng sẽ làm tăng bùng phát cơn hen. Khói bụi, khói thuốc lá,… hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn cao hơn đáng kể.
Bệnh nhân đã bị hen suyễn có nguy cơ tái phát cơn hen nếu tiếp xúc với:
- Không khí ô nhiễm, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi,…
- Ăn uống thực phẩm gây dị ứng.
- Thần kinh căng thẳng.
- Làm việc hoặc tập thể dục quá sức.
- Mắc bệnh viêm đường hô hấp.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác. Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và cách nhận biết như thế nào?
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Hen suyễn ở trẻ em thường đáp ứng với điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể quay trở lại nếu tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc sức đề kháng yếu. Nguy hiểm nhất là phản ứng hen cấp tính do tiếp xúc với chất kích thích.
Các tác nhân này khiến cơ thể phản ứng quá mức. Dẫn đến viêm đường thở nặng với các lớp niêm mạc bị sưng lên, co thắt các tế bào cơ trơn và tiết ra một lượng lớn dịch nhầy. Đường dẫn khí bị hẹp và bị tắc nghẽn do chất nhầy cản trở trao đổi khí ở phổi.
Trong cơn hen cấp tính, bạn sẽ cảm thấy khó thở và kèm theo đau ngực dữ dội. Lúc này, nếu cơ thể không nhận đủ oxy, bệnh nhân có thể bất tỉnh, hôn mê. Nếu bệnh nhân không được mở đường thở có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, hen suyễn là một căn bệnh nguy hiểm nếu người bệnh không kiểm soát bệnh tốt và tránh xa các chất gây kích ứng. Người nhà bệnh nhân cũng cần biết cách xử lý khi người bệnh lên cơn hen cấp. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu khó thở, bệnh nhân nên dùng thuốc cắt cơn hen và cấp cứu kịp thời. Việc can thiệp sớm không những có thể cứu sống bệnh nhân mà còn hạn chế được những biến chứng không hồi phục đối với sức khỏe.
Những việc đơn giản để hạn chế cơn hen cấp xuất hiện
Để tránh lên cơn hen cấp, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng như:
- Không khí có khói, bụi, phấn hoa hoặc lông động vật.
- Bảo vệ và vệ sinh đường thở để tránh nhiễm trùng.
- Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không ăn hoặc uống các chất đã gây dị ứng.
- Hạn chế cảm xúc xúc động quá mức.
- Không nên làm việc hay di chuyển nhiều, nghỉ ngơi nếu thấy mệt.
Bệnh nhân nào cũng có thể lên cơn hen cấp tính đột ngột. Do đó người bệnh nhận biết tác nhân để kiểm soát bệnh tốt. Ngoài việc tuân theo chỉ định của bác sĩ và các yếu tố trên, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước để làm thông thoáng đường thở, làm loãng dịch và ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở. Người bệnh hen suyễn nên uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ và uống liên tục trong ngày.
Bảo vệ đường hô hấp khi ra ngoài
Khi đi ra ngoài nơi có không khí ô nhiễm khói bụi, người bệnh nên đeo khẩu trang. Khẩu trang là loại nhiều lớp ngăn không cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng đường thở. Ngoài ra ở những nơi đông người, khói bụi, mùi hóa chất lạ.… người bệnh cũng nên tránh xa.
Giữ ấm đường thở
Người bị hen suyễn nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh. Bạn có thể bị cảm lạnh, nhiễm trùng hoặc hen suyễn cấp tính. Vì vậy, hãy luôn giữ ấm cổ, mũi khi bạn ra ngoài và không để điều hòa quá lạnh hoặc quạt thổi trực tiếp vào người.
Hạn chế thực phẩm và thuốc có chứa sunfit
Hóa chất này không tốt cho người bị hen suyễn. Nhưng nó được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và thuốc. Vì vậy, người bệnh hen suyễn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.
Không nên uống rượu bia
Rượu bia chứa nhiều cồn và hóa chất khác không tốt cho niêm mạc đường hô hấp. Làm suy yếu và nặng thêm bệnh hen suyễn, vì vậy cần hạn chế tối đa.
Biết cách xử lý cơn hen đột ngột
Khi xuất hiện triệu chứng khó thở, tức ngực, mệt mỏi người bệnh nên dừng ngay công việc và nghỉ ngơi. Không nên nằm vì niêm mạc bị sưng, khi nằm dịch dễ tích tụ dịch nhầy gây khó thở hơn. Ngoài ra, hãy luôn mang theo thuốc uống cắt cơn hen suyễn để sử dụng kịp thời.
Kết,
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã tìm được câu trả lời bệnh hen suyễn có nguy hiểm không. Người bệnh không nên chủ quan mà cần chú ý đến các dấu hiệu của sức khỏe. Để kiểm soát sự tiến triển của bệnh, phòng ngừa và xử lý kịp thời. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!