Bệnh hen suyễn có nuôi mèo được không? Nhiều bệnh nhân cho rằng lông mèo là nguyên nhân chính gây lên bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu chỉ ra rằng trong thú cưng của bạn có chứa một loại protein khiến khởi phát cơn hen. Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của KISHO ASMA.
Bệnh hen suyễn có nuôi được mèo không?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen trong đó có lông thú cưng như chó, mèo,… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không được phép nuôi chó, mèo trong nhà nếu gia đình có người thân bị mắc hen suyễn. Vì bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để ngăn ngừa sự ảnh hưởng của việc nuôi thú cưng đến bệnh nhân.
Nhiều người cho rằng lông thú cưng sẽ khiến cơn hen khởi phát. Theo các nghiên cứu khoa học thì một loại protein trong nước bọt, nước tiểu và da chết của động vật mới là nguyên nhân chính gây lên bệnh hen.
Do đó, khi mèo liếm lông của chúng thì loại protein này sẽ bám vào cơ thể mèo. Và trở thành tác nhân khiến cơn hen khởi phát. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân hen suyễn chơi hay ôm mèo sẽ khiến bệnh khởi phát.
Phương pháp nuôi mèo mà không lo bị hen suyễn
Bạn cho rằng mèo của mình là nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm. Lúc này bạn sẽ biết được liệu lông thú cưng có phải là nguyên nhân gây lên bệnh hen suyễn hay không?
Nếu bạn phát hiện mình bị dị ứng với lông thú cưng nhưng bạn vẫn muốn nuôi chúng. Bạn có thể sử dụng phương pháp miễn dịch như tiêm kháng nguyên dị ứng,…
Ngoài ra, nếu nuôi mèo, bệnh nhân bị hen suyễn có thể tránh lên cơn hen bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Không để thú cưng vào khu vực phòng ngủ hay phòng ăn
- Không ôm, hôn hay tiếp xúc gần với chó, mèo,…
- Nhờ người thân trong gia đình không mắc hen suyễn thường xuyên tắm rửa cho thú cưng.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để làm sạch các vảy da chết và lông thú cưng trong nhà.
- Rửa sạch sẽ chân tay sau khi chơi đùa với thú cưng.
- Sử dụng máy lọc không khí.
Không nuôi mèo nếu các triệu chứng của bệnh hen trầm trọng
Nếu áp dụng các phương pháp trên mà bệnh hen suyễn của bạn vẫn không được kiểm soát thì bạn nên tìm chủ mới cho chú mèo của mình. Điều này chắc hẳn sẽ rất khó khăn nhưng đây là cách tốt nhất để kiểm soát được các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Sau khi tìm chủ mới cho thú cưng, bệnh nhân cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn. Bởi các tác nhân gây dị ứng sẽ tồn tại trong nhà bạn vài tháng sau đó.
Lời kết
Bài viết trên là lời giải đáp cho thắc mắc bệnh hen suyễn có nuôi mèo được không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh hen suyễn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để nhận được tư vấn nhé!