Biểu hiện của bệnh hen phế quản thường xuất hiện hoặc tái phát nặng hơn khi thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường. Chính vì thế việc phát hiện sớm biểu hiện của bệnh hen phế quản sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Hen phế quản – bệnh thường gặp
Người bệnh hen có thể đột ngột khởi phát cơn hen cấp khi thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường, sức, tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, da lông súc vật, hóa chất, nấm mốc, bụi bẩn. Một số thực phẩm, thuốc, hóa chất… cũng đều có khả năng khởi phát cơn hen ở người có cơ địa nhạy cảm. Và nhiều trường hợp biểu hiện rất nặng nề.
Hen phế quản là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như thay đổi thời tiết, dị ứng phấn hoa, lông vật nuôi…
Bệnh hen phế quản rất nguy hiểm bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng. Như: suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong hoặc gây tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.
Ngoài ra nếu suy hô hấp kéo dài có thể dẫn đến thiếu oxy não. Đối với bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Tình trạng suy hô hấp càng trầm trọng, nguy cơ tử vong càng cao.
Biểu hiện của bệnh hen phế quản
Tùy vào từng giai đoạn bệnh cụ thể mà hen phế quản sẽ có những biểu hiện khác nhau:
Giai đoạn khởi phát: Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng. Thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn, gắng sức. Và không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp trên…
Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có biểu hiện nặng – nhẹ khác nhau như ho, khó thở…
Giai đoạn tiến triển: Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn khó thở. Trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi rõ. Có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân. Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. Cơn khó thở dài hay ngắn tùy theo từng bệnh.
Giai đoạn lui bệnh: Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giảm dần. Bệnh nhân ho khạc đờm rất khó khăn, đờm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều tiếng ran, khạc đờm
Khi thấy biểu hiện của bệnh hen phế quản, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
Điều trị hen phế quản
Hen phế quản có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách. Theo dõi chặt chẽ, dùng thuốc dự phòng đều đặn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Do đó, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp và phải tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh hen phế quản cần phải có chế độ sinh hoạt khoa học. Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kịch phát cơn hen hoặc làm bệnh nặng lên. Như khói thuốc lá, lông vật nuôi, khói bụi, thay đổi thời tiết, thực phẩm
Người bệnh hen phế quản cần chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải bụi bẩn, ô nhiễm. Phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe
Ngoài ra, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phác đồ chữa bệnh phù hợp.
Kisho Asma – Thần dược trị hen suyễn
Bài thuốc Kisho Asma đã được nhiều bệnh nhân hen suyễn tin tưởng sử dụng. Đây là một bài thuốc Đông y có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, được cho là an toàn, không gây tác dụng phụ và có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, việc sử dụng Kisho Asma nên được kết hợp với sự chỉ định của bác sĩ và có thể kết hợp với thuốc tây. Sau 2 tháng sử dụng, người bệnh có thể thấy các triệu chứng hen suyễn giảm rõ rệt. Sau 5 tháng sử dụng, tần suất tái phát bệnh hen suyễn cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc đưa ra đơn thuốc phù hợp phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng bệnh nhân, do đó cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Biểu hiện của bệnh hen phế quản” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.