Bệnh hen suyễn là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, bệnh có thể sẽ trở năng gây đột tử nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, cần phát hiện sớm và chủ động phòng tránh. Vậy bạn đã biết các dấu hiệu của bệnh hen suyễn là như thế nào chưa?
Đọc ngay bài viết này để biết những dấu hiệu của bệnh suyễn là như thế nào. Để phòng tránh kịp thời.
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Đây là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: ho, nặng ngực, cảm giác ngực căng tức như đang bị bó chặt, khó thở, thở khò khè…
Bệnh hen suyễn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm mà chỉ giúp kiểm soát bệnh. Điều đó có nghĩa là bệnh có thể tái phát nếu không được bác sĩ theo dõi và kiểm tra thường xuyên.
Xem thêm: Các loại thuốc trị bệnh suyễn tốt nhất hiện nay
Ai có khả năng bị bệnh hen suyễn?
Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản. Viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do vậy những người tiếp xúc với bệnh nhân hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này. Về nguyên nhân, hiện vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen suyễn:
- Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%). Nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen suyễn. Và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen suyễn).
- Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).
Dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh suyễn là như thế nào?
Cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn để chủ động đi khám, phát hiện sớm bệnh.
Các triệu chứng hen suyễn bao gồm:
- Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm và gần sáng
- Ho sau khi lao động mạnh, làm việc nặng, gắng sức, tập thể dục…
- Ho khi thay đổi thời tiết
- Ho và khó thở khi gặp một chất gây dị ứng nào đó
- Có cơn khò khè xuất hiện nhiều lần
- Bị cảm lạnh kéo dài
Các triệu chứng trên được cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản
Nên đi gặp bác sĩ hay không?
Nếu nghi ngờ bị hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định chẩn đoán. Khi đó, ngoài thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế. Cho đến thời điển hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ có giá trị nhất để chẩn đoán hen suyễn và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng.
Nếu đo hô hấp ký thì bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ phải hít vào thở ra theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Nếu bác sĩ cho bạn chỉ định thử thuốc dãn phế quản thì sau khi đã đo hoàn tất hô hấp ký lần 1. Bạn sẽ được cho xịt thuốc dãn phế quản (Ventolin) rồi đo lại lần hai. Để tìm hiểu sự thay đổi giữa hai lần đo qua đó giúp bác sĩ tìm ra chẩn đoán.
Xem thêm: Giải đáp bệnh suyễn có trị hết không?