Bất kì độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh hen suyễn, dù người lớn hay là trẻ em. Tuy nhiên, ở người lớn phổi phát triển và khỏe mạnh nên có thể không để lại biến chứng. Nhưng ở trẻ nhỏ, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sẽ gây nên một số biến chứng về sau khiến trẻ hạn chế hoạt động mạnh. Vậy triệu chứng bệnh suyễn ở trẻ biểu hiện như thế nào? Làm sao để phòng tránh bệnh suyễn ở trẻ?
Đọc ngay bài viết để nắm rõ các triệu chứng bệnh suyễn ở trẻ ở dưới đây.
Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí. Trong những trường hợp khác, suyễn trẻ em dễ bùng phát khi trẻ bị cảm lạnh hoặc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp khác. Tình trạng này gây trở ngại cho các hoạt động của trẻ như chơi đùa, thể thao, học tập và giấc ngủ. Ở một số trẻ, suyễn không được quản lý có thể gây ra cơn suyễn nguy kịch.
Suyễn trẻ em là nguyên nhân đứng thứ 3 khiến trẻ phải nhập khoa cấp cứu và nghỉ học. Thật không may, hen suyễn ở trẻ không thể chữa khỏi, và các triệu chứng có thể tiếp tục vào tuổi trưởng thành. Nhưng nếu điều trị đúng cách, bạn và con của bạn có thể giữ cho các triệu chứng dưới sự kiểm soát và ngăn ngừa thiệt hại tối thiểu cho phổi.
Xem thêm: Bệnh suyễn bội nhiễm ở trẻ có nguy hiểm không?
Triệu chứng bệnh suyễn ở trẻ em
Các triệu chứng bệnh suyễn ở trẻ em phổ biến bao gồm:
- Ho liên tục, thường xuyên
- Thở rít hoặc khò khè khi thở ra
- Khó thở
- Tắc nghẽn hoặc tức ngực
- Đau ngực, đặc biệt là ở trẻ lớn
Một số triêu chứng bệnh suyễn khác:
- Khó ngủ, ho hoặc thở khò khè sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh hoặc cúm.
- Viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần
- Khó thở, hạn chế các hoạt động như chơi đùa, tập thể dục
Dấu hiệu suyễn đầu tiên ở trẻ có thể là thở khò khè tái phát do virus đường hô hấp. Khi trẻ lớn, suyễn do dị ứng đường hô hấp phổ biến hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn thay đổi theo từng trẻ riêng biệt, có thể diễn tiến xấu đi hoặc tốt hơn lên theo thời gian. Cần lưu ý rằng tuy thở khò khè là triệu chứng có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn, nhưng không phải tất cả trẻ bị suyễn đều thở khò khè. Con bạn có thể chỉ có một dấu hiệu hoặc triệu chứng, chẳng hạn như ho kéo dài hoặc tắc nghẽn ngực.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh suyễn ở trẻ em
Đến nay, vẫn chưa thể xác định được hết các nguyên nhân gây ra bệnh suyễn ở trẻ em
Theo các chuyên gia, thì có rất nhiều tác nhân gây bệnh suyễn hoặc gây nguy cơ cao của bệnh suyễn ở trẻ em. Trong đó có thể kể đến các yếu tố:
- Di truyền
- Thời tiết, môi trường sống (khói, bụi, lông động vật…)
- Vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc)
- Chế độ dinh dưỡng ( tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản)
Và các tác nhân khác như vận động quá sức
Phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn bệnh hen suyễn nếu trẻ đã mang gen này. Bạn cũng sẽ không biết liệu con mình có bị hen hay không cho đến khi thấy các triệu chứng bệnh suyễn ở trẻ, chẳng hạn như thở khò khè và ho liên tục.
Bố mẹ chỉ có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc trì hoãn cơn hen suyễn cấp khi trẻ lớn hơn (phổi của trẻ lớn và khỏe hơn) bằng cách:
Xác định và giảm thiểu các yếu tố kích hoạt
Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng và bộc phát cơn hen. Một vài trẻ chỉ biểu hiện khi cảm lạnh, trong khi số khác cần tránh tiếp xúc lông mèo hoặc khói thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với mạt bụi
Bọc nệm của trẻ bằng một tấm drap không thấm nước, không dùng thảm và đồ chơi nhồi bông, sử dụng mành che thay vì màn vải dày và giặt drap giường của trẻ mỗi tuần một lần bằng nước nóng.
Tránh xa khói thuốc
Mặc dù khói thuốc không phải là một chất gây dị ứng, nhưng có thể gây kích ứng phổi. Vì vậy, cần cho trẻ tránh xa khói thuốc lá.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm
Ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng phổi và các vấn đề về hô hấp ở những người nhạy cảm. Kiểm tra tin tức hoặc ứng dụng về Chỉ số chất lượng không khí và cân nhắc cho trẻ ở trong nhà vào những ngày chất lượng không khí kém.
Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp củi
Mặc dù mang lại hơi ấm trong những ngày mùa đông, nhưng khói có thể gây kích ứng hệ hô hấp của trẻ.
Hạn chế tiếp xúc với lông thú cưng
Nếu trẻ đã bị dị ứng thì cha mẹ nên giữ vật nuôi bên ngoài. Tuy nhiên, lựa chọn này còn tùy thuộc vào tính cách của thú cưng và hoàn cảnh sống của gia đình bạn.
Giảm nấm mốc trong nhà
Lắp quạt thông gió hoặc mở cửa sổ khi nấu ăn và tắm nước nóng. Sử dụng máy điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm (nếu cần), giữ độ ẩm trong khoảng 35 – 50%. Sửa chữa những chỗ rò rỉ, có thể gây ra nấm mốc phía sau tường và dưới sàn, đồng thời làm sạch bề mặt ẩm mốc bằng xà phòng và nước. Đảm bảo quần áo hoặc bề mặt ẩm ướt được làm khô càng sớm càng tốt để ngăn nấm mốc phát triển.
Không có cách chữa khỏi bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, việc theo dõi y tế chặt chẽ và điều trị thích hợp sẽ giúp con bạn kiểm soát bệnh. Khi lớn hơn để có thể chạy nhảy, bơi lội và chơi đùa như những đứa trẻ khác. Hen suyễn ở trẻ sơ sinh có thể khiến gia đình bạn lo sợ. Nhưng thực tế vẫn có rất nhiều bé đang đối mặt với căn bệnh này. Hầu hết trẻ sơ sinh bị hen suyễn khi lớn lên có nhiều cơ hội trở thành người khỏe mạnh.
Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh suyễn và cách điều trị hiệu quả
Khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh suyễn ở trẻ như trên , các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Việc cha mẹ tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng đúng các loại thuốc được kê đơn để cắt cơn. Hoặc dự phòng bệnh hen có ý nghĩa rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.