Chữa hen phế quản theo dân gian có thể rất được nhiều người quan tâm và tin tưởng. Vì dễ dàng mua và tính hiệu quả cao, mọi người hay truyền miệng nhau nhiều cách chữa hen phế quản dân gian. Nhưng bạn đã thật sự biết cách nào mang lại hiệu quả nhất? Bài viết này cung cấp cho bạn một số cách chữa hen phế quản dân gian.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của niêm mạc phế quản lót trong lòng ống phế quản và kèm tăng tiết dịch thuộc hệ hô hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và các thành phần chuyển hóa tế bào. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, tình trạng viêm nặng lên gây co thắt phế quản làm người bệnh khó thở và ngạt thở, lồng ngực căng phồng ứ khí, xuất hiện phản ứng viêm quá mức ở cuống phổi, gia tăng sự tạo đờm và gây tắc nghẽn đường thở từng cơn do co thắt phế quản (gọi là các cơn hen phế quản).
Cơn hen thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Từng đợt bệnh hen phế quản tái diễn, có thể tự hồi phục hoặc do điều trị can thiệp; Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị hoặc điều trị kém hiệu quả có thể dẫn tới các biến chứng:
- Suy hô hấp
- Xẹp phổi
- Nhiễm khuẩn phế quản
- Giãn phế nang đa tiểu thùy
- Tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi
- Tâm phế mạn tính
- Ngưng hô hấp và tổn thương não
Xem thêm: Bị hen có chữa khỏi được không?
Cách chữa hen phế quản dân gian
Mât ong
Mặc dù không thể coi là thuốc điều trị kiểm soát hen phế quản. Nhưng với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên mật ong cũng được sử dụng như một phương pháp bổ trợ trong điều trị hen phế quản. Một số cách dùng mật ong hiệu quả cho người mắc bệnh hen phế quản.
Mật ong và chanh
Hàm lượng lớn vitamin C trong chanh tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó cũng có tính chất sát trùng, giàu chất chống ôxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Hãy lấy nước cốt chanh, thêm một nửa thìa cà phê mật ong vào và thưởng thức. Uống nước này trong một tháng để làm thông thoáng phế quản, tăng cường miễn dịch
Mật ong, lá hẹ
Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, chữa ho cho trẻ, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau, ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần…
Lấy 3-5 lá hẹ rửa sạch, có thể cắt ngắn thành từng đoạn rồi cho vào chén sau đó đổ ngập mật ong rồi đem đi chưng cách thủy hoặc hấp. Đến khi thấy lá hẹ chín mềm thì có thể gạn uống hay lấy thìa tán nhuyễn lá hẹ rồi ăn. Mỗi lần sử dụng 1 thìa, chia ra ngày 2 lần.
Mật ong, quất (tắc)
Tắc được biết đến là loại quả có tác dụng giúp tiêu đờm, trị ho, giải uất…
Sử dụng 3-4 quả tắc rửa sạch, rồi thái miếng mỏng cho vào chén sau đó đổ ngập mật ong và cho vào nồi cơm hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 10 phút.
Có thể lấy mật ong uống hay pha với nước ấm mỗi lần lấy 1 thìa, ăn cả cái và uống nước. Chia làm 2 lần trong ngày sau khi ăn cơm.
Xông hơi ướt giúp giảm chứng nghẹt mũi
Xông hơi ướt là liệu pháp xông hơi dựa vào nhiệt và hơi nước (nhiệt độ khoảng 45oC nhưng độ ẩm lên đến 100%). Giúp thông thoáng lỗ chân lông và “tống khứ” độc tố ra khỏi cơ thể. Phương pháp này có tác dụng làm mịn da, giảm mụn, giảm đau nhức xương khớp và thư giãn. Ngoài ra, bằng cách cung cấp độ ẩm cho đường hô hấp, xông hơi ướt còn có thể giúp giảm tắc nghẽn và kích ứng đường hô hấp liên quan đến bệnh hen suyễn.
Tỏi
Đã từ rất lâu tỏi không chỉ được dùng như một loại gia vị làm tăng phần hấp dẫn thêm cho món ăn mà đây cũng là một bài thuốc để giúp bạn chữa bệnh hen suyễn. Ngoài ra tỏi được biết là một loại “thuốc kháng sinh tự nhiên” nhờ vào khả năng kháng viêm và diệt khuẩn cao của nó. Chính vì thế tỏi sẽ rất có tác dụng trong việc điều trị các bệnh như hen phế quản.
Gừng
Đây là loại thực phẩm mà chắc hẳn ai cũng biết đến công dụng của nó. Không giúp điều trị các bệnh cảm cúm, nhức đầu, nôn mửa, đau bụng,…Gừng còn là một “thần dược” giúp điều trị bệnh hen phế quản rất hiệu quả.
Lá tía tô
Tía tô là một loại gia vị quen thuộc của người Việt. Không chỉ vậy, trong Đông y, loại rau này còn được dùng làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh như cảm mạo, sốt, ra mồ hôi trộm … Lá tía tô có vị cay, tính ấm cũng có tác dụng chữa bệnh hen suyễn cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn như ho và tức ngực. Ngoài ra, hạt tía tô còn là một nguyên liệu trong các bài thuốc chữa bệnh hen suyễn rất hiệu quả.
Lưu ý: Các cách chữa bệnh hen phế quản từ dân gian có thể mang lại kết quả. Nhưng bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nhé!
Xem thêm: Các loại thuốc trị bệnh suyễn tốt nhất hiện nay