Trẻ bị viêm phế quản không còn là tình trạng hiếm gặp. Việc chăm sóc trẻ viêm phế quản luôn là một trong những thắc mắc của rất nhiều ba mẹ. Khi chăm sóc trẻ bị bệnh, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra mà ba mẹ không biết phải làm như thế nào. Thấu hiểu được vấn đề này bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho phụ huynh cách chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản tốt nhất.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản
Để chẩn đoán xem trẻ có bị viêm phế quản không. Ba mẹ cần chú ý những triệu chứng sau:
- Hội chứng tắc nghẽn đường thở dưới: Trẻ thở khò khè, khi thở ra nghe thấy tiếng rít.
- Xảy ra Hội chứng phản viêm toàn thân do đường hô hấp trên bị nhiễm vi khuẩn.
- Nếu nguyên nhân là virus, trẻ sẽ bị sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu,… Nặng hơn có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp, khó thở, co rút các cơ hô hấp.
- Các triệu chứng liên quan đến phế quản: Ho khan, ho có đờm, nặng ngực.
- Nếu bệnh nặng hơn có thể gây ra tổn thương phổi: Khó thở, đau ngực khi thở sâu, ho có đờm, ho ra máu.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Nếu trẻ bị viêm phế quản là do nhiễm trùng. Trẻ có thể bị sốt cao bên cạnh các triệu chứng về đường hô hấp. Sốt là một triệu chứng không điển hình của viêm phế quản và thường có xu hướng hết khi tình trạng nhiễm trùng trong phế nang được kiểm soát.
Trẻ bị viêm phế quản thường sốt từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào sức khoẻ của trẻ. Nếu trẻ bị viêm phế quản kèm theo sốt nhiều ngày, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Để bác sĩ xác định nguyên nhân và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, ba mẹ cũng nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước để, bổ sung nước điện giải để bù nước cho cơ thể và hạ nhiệt độ cơ thể.
- Dùng khăn lau cơ thể cho trẻ thường xuyên để hạ sốt cho trẻ.
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi.
- Tránh để trẻ vận động, chơi đùa nhiều khi bị sốt. Vì vậy, nên khuyến khích trẻ nằm nghỉ ngơi tại giường để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường miễn dịch và kiểm soát các triệu chứng.
Trẻ ho nhiều khi bị viêm phế quản thì làm sao?
Nguyên nhân gây ho nhiều là do các phế nang bị sưng tấy thúc đẩy dịch tiết đường hô hấp. Dịch nhầy ứ đọng có thể gây kích thích cổ họng và làm gián đoạn quá trình thở. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ tạo ra một phản ứng có điều kiện, cụ thể là ho rất nhiều để tống đờm ra ngoài.
Các triệu chứng ho của viêm phế quản sẽ hết khi bệnh được kiểm soát và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, ho có thể gây khản giọng, mất tiếng, mệt mỏi và chán ăn, khó ngủ hoặc cáu kỉnh.
Ngoài ra, ho do viêm phế quản thường xuất hiện mạnh về đêm khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc. Nếu cơn ho có thể kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng của trẻ. Vì vậy nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng này. Bạn nên tìm cách kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Trẻ bị viêm phế quản cần uống thuốc gì?
- Thuốc hạ sốt: Thường dùng acetaminophen và ibuprofen cho trẻ sốt cao trên 38.5 độ C trở lên và có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc ho: Thuốc trị ho chủ yếu là dextromethorphan, terpin codein,… được dùng trong các trường hợp ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ,… Không nên lạm dụng thuốc trị ho cho trẻ vì có thể làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt, không khuyến khích sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây ức chế hô hấp. Chỉ được dùng thuốc khi bác sĩ cho phép.
- Thuốc long đờm: Thuốc long đờm thường được sử dụng là acetylcysteine, bromhexine, carbocisteine,… giúp tống đờm ra ngoài.
- Khó thở, co thắt phế quản: Dùng các thuốc giãn phế quản như theophylin, salbutamol,… dưới dạng khí dung.
Trẻ bị viêm phế quản có tắm được không?
Trẻ bị viêm phế quản hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên cần chú ý một số điều sau đây:
- Nhiệt độ nước tắm cho trẻ cần đủ ấm, khoảng 33-35 độ C. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước trước khi cho trẻ tắm.
- Nơi tắm của trẻ cần kín gió để hạn chế trẻ bị nhiễm lạnh.
- Chuẩn bị quần áo trước khi đưa trẻ đi tắm. Khi tắm, mẹ nên rửa mặt mũi cho trẻ trước. Vì nếu mẹ tắm các bộ phận khác trước rồi mới lau mắt mũi, nước bẩn có thể làm viêm mắt, mũi họng. Khiến tình trạng viêm phế quản của trẻ nặng thêm.
- Sau khi tắm nhanh chóng lau khô người và mặc quần áo cho trẻ. Nếu thời tiết quá lạnh, mẹ hãy ủ ấm khăn và quần áo trước khi mặc.
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
Ba mẹ nên đảm bảo trẻ bị viêm phế quản có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, bao gồm những điều sau:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây.
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đảm bảo đủ thịt, cá,.. để bổ sung protein.
- Giảm lượng muối, đường và cholesterol.
Ngoài những thực phẩm cần bổ sung vào khẩu phần ăn. Trẻ bị viêm phế quản cần tránh những thực phẩm sau:
- Tránh đồ uống có ga và thực phẩm chứa nhiều đường.
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ: Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt đỏ khi tiêu thụ với số lượng lớn sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Thay vào đó, cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin D từ cá thu, cá hồi,…
- Thức ăn có nhiều sữa, chất béo, phô mai hay đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị,… dễ gây đầy hơi, chướng bụng khiến người bệnh viêm phế quản cảm thấy khó thở.
- Hạn chế sữa và các chế phẩm các sản phẩm từ sữa vì làm tăng sản xuất chất nhầy và làm đặc đờm và khó chịu.
Kết,
Trên đây là những thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh về cách chăm sóc trẻ viêm phế quản. Hy vọng bài viết có thể giải đáp những thắc mắc của các bậc phụ huynh và cung cấp thêm thông tin hữu ích giúp ba mẹ chăm sóc con mau chóng khỏi bệnh. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.