Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp mang tính chất khá nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp, lao phổi, thậm chí ung thư phế quản, ung thư phổi… Vậy những dấu hiệu bị viêm phế quản mạn tính dễ nhận biết nhất là gì? Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau nhé!
Dấu hiệu bị viêm phế quản mạn tính dễ nhận biết nhất là gì?
Viêm phế quản mạn tính là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống thở phế quản. Tình trạng viêm này gây ra chất đờm nhầy và các thay đổi khác trong đường dẫn khí phế quản. Viêm phế quản được chia thành 2 thể: cấp tính và mãn tính.
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian dài, tình trạng này phổ biến nhất đối với những người hút thuốc lá thường xuyên. Người bị viêm phế quản mạn tính thường có xu hướng dễ bị nhiễm trùng phổi hơn bình thường. Người bệnh cũng sẽ mắc các đợt viêm phế quản cấp tính trước khi các triệu chứng nặng hơn thành viêm phế quản mạn tính.
Nếu không được kiểm soát và điều trị sớm, viêm phế quản mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh này rất khó điều trị và để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu bị viêm phế quản mạn tính dễ nhận biết nhất
Tùy vào từng trường hợp của người bệnh mà các dấu hiệu bị viêm phế quản mạn tính, tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể sẽ khác nhau. Bệnh viêm phế quản mạn tính sẽ có những dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết sau:
- Ho liên tục và dai dẳng
- Khạc đờm nhầy
- Khó thở, thở khò khè
- Mệt mỏi
- Ớn lạnh
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Tắc nghẽn xoang
- Hôi miệng
- Da và môi thường xanh xao, nhợt nhạt do tình trạng thiếu oxi trong máu
- Phù ngoại biên, sưng chân và mắt cá chân (một số trường hợp người bệnh xuất hiện dấu hiệu này)
Nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm phế quản mạn tính?
- Thường xuyên hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá bị động). Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng không tốt đến phế quản và phổi. Khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, về lâu dài phổi và phế quản sẽ bị tổn thương khiến bệnh viêm phế quản mạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường, không khí bị ô nhiễm. Các chất độc hại từ môi trường như: bụi công nghiệp, hóa chất, chất thải hóa học, các khí độc… là những yếu tố gây kích thích đến phổi, dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính.
- Sức đề kháng yếu: Những trường hợp người bệnh thường xuyên bị cảm lạnh, mắc một số bệnh cấp tính hoặc mạn tính khiến hệ miễn dịch bị suy giảm thường có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, sức đề kháng yếu sẽ dẫn đến tình trạng khiến bệnh viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại, sau đó dẫn đến viêm phế quản mạn.
Làm thế nào để chấn đoán và cách phòng tránh bệnh viêm phế quản mạn tính hiệu quả
Làm thế nào để chấn đoán bệnh viêm phế quản mạn tính chuẩn xác nhất?
Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác như: hen phế quản, viêm phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính… Vì vậy người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để xác định bệnh sau:
- Kiểm tra chức năng phổi, đo chức năng thông khí phổi
- Chụp X-quang phổi
Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản mạn tính hiệu quả
- Cai nghiện hút thuốc lá, tránh tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Đối với người thường xuyên tiếp xúc trong môi trường không khí độc hại cần chú ý đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ đầy đủ.
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
- Vệ sinh, dọn dẹp, giữ sạch sẽ môi trường sống
- Tiêm vắc xin phòng bệnh về phổi, cảm cúm, cúm gà…
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống khoa học để tăng sức đề kháng.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Dấu hiệu bị viêm phế quản mạn tính dễ nhận biết nhất. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản mạn tính, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.