Việc nhận biết bệnh hen ở trẻ dưới 5 tuổi rất khó khăn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Bạn đã biết hen suyễn ở trẻ sơ sinh chưa? Hãy để Kisho Asma bật mí cho bạn các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường gặp nhé
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh hen suyễn
Những nguyên nhân sau đây được coi là phổ biến gây nên tình trạng bệnh hen suyễn ở trẻ. Tuy nhiên việc xác định nguyên nhân chính xác và phác đồ điều trị cần được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa. Chúng sẽ dựa trên đánh giá cụ thể về trạng thái sức khỏe và triệu chứng của mỗi trẻ.
Thay đổi thời tiết: Sự biến đổi trong thời tiết. Đặc biệt là sự thay đổi từ môi trường ấm đến môi trường lạnh. Có thể kích thích cơn hen suyễn.
Tiếp xúc với dịch chất gây dị ứng: Tiếp xúc với lông động vật nuôi trong nhà. Các khói, bụi bẩn, khói thuốc lá, nhang, phấn hoa, nấm mốc. Cũng như các chất có mùi nồng như nước hoa, nước xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng,.. Chúng đều có thể gây kích thích và gây dị ứng hen suyễn.
Bệnh viêm dị ứng: Trẻ bị mắc các bệnh viêm dị ứng khác cũng có nguy cơ cao hơn để mắc hen suyễn.
Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong mức độ nguy cơ mắc hen suyễn. Nếu một trong hai cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, nguy cơ con cái mắc bệnh là từ 30-50%. Nếu cả hai cha mẹ đều mắc bệnh hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh của con là 50-70%.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hen suyễn
Trẻ có triệu chứng ho liên tục và kéo dài. Đặc biệt là ho vào ban đêm, ho ngắn, rít, không kèm đờm, có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Đường thở của trẻ bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc thông khí, khiến trẻ thở khò khè và có âm thanh rít. Một số trẻ có thể hắng giọng trong quá trình cố đẩy các dịch nhầy trong cổ họng ra ngoài.
Trẻ có thể thở rất nhanh và gấp do đường dẫn khí bị hạn chế. Từ đó dẫn đến thiếu oxy. Mặt của trẻ có thể trở nên nhợt nhạt do sự thiếu oxy.
Trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường kém thích nghi với thời tiết lạnh. Khi trời lạnh, trẻ có thể bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Sự thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra các vấn đề hô hấp cho trẻ.
Trẻ có tiền sử bị dị ứng, viêm da, chàm có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh hen suyễn.
Những triệu chứng trên có thể gợi ý một khả năng mắc hen suyễn. Tuy nhiên, để xác định chính xác và đặt phác đồ điều trị, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa.
Chăm sóc trẻ bị hen suyễn như thế nào cho đúng?
Hen suyễn ở trẻ em là một bệnh mạn tính và yêu cầu sự quản lý và điều trị kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Bậc phụ huynh cần kiên nhẫn và nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị và biện pháp dự phòng do bác sĩ chỉ định để đạt được hiệu quả kiểm soát hen tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Khi trẻ gặp cơn hen suyễn cấp, việc đầu tiên mà bậc phụ huynh cần làm là đưa trẻ ra khỏi môi trường gây kích thích và để trẻ ngồi ở nơi thoáng đãng. Sau đó, phụ huynh cần cho trẻ sử dụng thuốc giãn phế quản theo đơn của bác sĩ để tác dụng nhanh. Đồng thời thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà để giảm triệu chứng khó thở cấp:
- Xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh 2 nhát/lần.
- Theo dõi các triệu chứng của trẻ để xem liệu trẻ có dễ thở hơn. Xem trẻ có giảm ho, khò khè và tức ngực hơn hay không?
- Nếu sau 20 phút triệu chứng không giảm, lặp lại xịt họng lần 2.
- Tiếp tục theo dõi thêm 20 phút nữa, nếu triệu chứng vẫn không giảm, lặp lại xịt họng lần 3 và đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc trẻ không thể sử dụng bình xịt
Lời kết
Trên đây là biểu hiện hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé