Viêm phế quản ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến viêm phổi, viêm tai giữa hoặc những biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây giúp cho phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ.
Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ là do đâu?
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp với tình trạng viêm đường dẫn không khí tới phổi (phế quản).
Khi các ống phế quản bị viêm, dẫn tới sự tích tụ chất nhầy và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và sốt nhẹ.
Có 2 thể viêm phế quản là: cấp tính và mãn tính.
Viêm phế quản cấp tính chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Hầu hết các trường hợp sẽ kết thúc trong vài ngày, mặc dù cơn ho có thể kéo dài trong vài tuần.
Viêm phế quản mãn tính kéo dài và có nguy cơ tái phát do bị kích thích liên tục, do hút phải khói bụi, khói thuốc lá…
Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản ở trẻ em đa số là do virus truyền nhiễm gây ra. Virus ảnh hưởng đến mũi, xoang và cổ họng của trẻ, sau đó di chuyển đến niêm mạc của các ống phế quản. Khi cơ thể chống lại virus, phế quản sẽ có biểu hiện sưng tấy và tạo ra chất nhầy.
Trẻ có thể bị nhiễm virus khi hít thở hoặc tiếp xúc với người bị cảm lạnh, viêm phế quản cấp tính.
Viêm phế quản ở trẻ em còn do những nguyên nhân sau:
• Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
• Tiếp xúc với các chất gây kích ứng đường hô hấp như khói bụi, khói thuốc lá, ….
• Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gây ra chứng ợ nóng, ợ chua, trong dạ dày xâm nhập vào các ống phế quản.
• Một số loại nấm và ký sinh trùng cũng có thể gây viêm phế quản.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ và cách điều trị
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh về hô hấp như viêm phế quản. Nhưng dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ đôi khi không rõ ràng khiến phụ huynh khó theo dõi và phát hiện để điều trị kịp thời cho trẻ.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ được chia thành 3 giai đoạn sau
-
Giai đoạn khởi phát
– Đau rát cổ họng kèm đờm có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng.
– Đau ngực.
– Mệt mỏi.
– Sốt nhẹ.
– Hắt hơi, ho khan, ngạt mũi, sổ mũi.
-
Giai đoạn phát bệnh
– Trẻ có thể bị sốt nặng hơn, xuất hiện tiếng thở khò khè hoặc thở bằng miệng.
– Da nhợt nhạt, xanh xao.
– Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa nhẹ.
– Có rales phổi.
-
Giai đoạn nguy hiểm
– Trẻ sốt cao (trên 39 độ C).
– Da khô, môi khô, chảy mồ hôi.
– Cơn ho của trẻ xuất hiện dày đặc, có thể có đờm, thở khò khè hoặc thở bằng miệng.
– Trẻ tím tái, khó thở,
– Tay chân lạnh, mềm oặt.
– Trẻ bỏ bú, bỏ ăn.
– Có thể xảy ra nôn hoặc tiêu chảy.
– Có những biểu hiện về thần kinh như: co giật, mạch yếu, tim đập nhanh, ngủ li bì, hôn mê.
Ở giai đoạn này, ba mẹ cần bình tĩnh và lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để tránh được các rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ đúng cách
Phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế khi trẻ có triệu chứng viêm phế quản để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho trẻ được nghỉ ngơi, uống nhiều nước.
Khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, phụ huynh nên chú ý:
– Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.
– Giữ vệ sinh vùng mũi họng của trẻ, rửa mũi và súc họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để đẩy chất nhầy ra ngoài, làm sạch đường thở.
– Cho trẻ uống nhiều nước, gồm cả nước hoa quả, canh súp để làm tan dịch nhầy trong mũi họng.
Bài viết trên đã cung cấp thêm một số kiến thức cần biết về viêm phế quản ở trẻ. Nếu quý phụ huynh còn bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.