Viêm phế quản cấp là bệnh không quá phức tạp, có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi… Vậy triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì? Điều trị viêm phế quản cấp như thế nào?
Viêm phế quản cấp là gì?
Niêm mạc phế quản có chức năng lọc bụi bẩn, chất độc hại và giữ cho đường thở luôn sạch sẽ. Viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc phế quản từ thanh quản đến nhu mô bị viêm dẫn tới viêm mũi, hầu họng, thanh quản,…
Viêm phế quản cấp là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở tất cả mọi người. Bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần và hầu như không để lại hậu quả. Người bệnh cũng cần lưu ý, có nhiều trường hợp viêm phế quản cấp không có các triệu chứng điển hình. Dẫn đến chẩn đoán nhầm với các bệnh như viêm phổi, phổi có mủ, có mủ trong khoang màng phổi. Một số trường hợp bệnh nhân viêm phế quản cấp tính dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, ngừng hô hấp,… Do đó người bệnh không nên chủ quan.
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp
Nguyên nhân viêm phế quản cấp
Vi khuẩn hoặc virus
Theo nghiên cứu, một số loại virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản gồm virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng virus herpes.
Nguyên nhân do vi khuẩn thường ít gặp hơn, do các vi khuẩn như Chlamydia, phế cầu, Mycoplasma,…
Sức đề kháng kém
Hệ miễn dịch suy giảm hệ hoặc mắc một số bệnh làm giảm khả năng miễn dịch là điều kiện thuận lợi cho đường hô hấp nhiễm trùng.
Bệnh trào ngược dạ dày
Khi axit dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Khi chất dịch này tràn vào thanh quản làm tổn thương niêm mạc thực quản, từ đó vi khuẩn và virus dễ dàng tấn công và gây viêm phế quản.
Môi trường sống ô nhiễm
Hít phải khói thuốc lá hoặc hút thuốc lá cũng làm niêm mạc đường thở bị viêm và tổn thương nghiêm trọng. Tiếp xúc với hóa chất cũng làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn. Ngoài ra khí hậu thay đổi đột ngột cũng khiến niêm mạc đường hô hấp dễ bị kích ứng từ đó dẫn đến viêm nhiễm.
Triệu chứng thường gặp của viêm phế quản cấp
Các biểu hiện của bệnh thường rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, có một số người lại chủ quan, không điều trị từ ban đầu. Giai đoạn đầu dẫn đến những biến chứng khó lường Trong giai đoạn đầu, người bị viêm phế quản cấp có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ho: Là triệu chứng ho thấy thấy tình trạng viêm nhiễm trên đường hô hấp. Ho có thể là ho khan hoặc ho có đờm, ho từng cơn. Ngoài ho ra còn kèm theo triệu chứng khác như sổ mũi và tức ngực.
- Sốt cao hoặc thấp, sốt nhẹ hoặc không sốt.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Vì viêm đường thở nên dịch nhầy tiết ra nhiều hơn có màu xanh hoặc vàng.
- Thở khò khè: Do phế quản bị thu hẹp nên khi thở có thể nghe tiếng rít. Nếu ban đêm thường bị nghẹt mũi thì làm sạch mũi giúp dễ thở hơn.
- Viêm họng: Đau họng, đau khi nuốt, sưng họng tuỳ theo diễn biến của bệnh.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, xanh xao, chán ăn,… khiến hệ miễn dịch suy giảm mạnh.
- Các triệu chứng khác: Thở nhanh, khó thở ít gặp trong viêm phế quản thông thường. Khi thở nhanh và khó thở cần phân biệt với các bệnh lý khác như viêm phổi, hen suyễn,…
Tuỳ vào từng người mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau. Đờm thường xuất hiện ở những người thường xuyên hút thuốc. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 3 tháng được xem là viêm phế quản mãn tính.
Triệu chứng thường gặp của viêm phế quản cấp là ho, ho có đờm, khó thở,…
Cách điều trị viêm phế quản cấp
Điều trị bằng kháng sinh
Hơn 90% trường hợp viêm phế quản là do virus nên việc điều trị bằng thuốc kháng sinh là không cần thiết. Thuốc kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, sốt dai dẳng, có đờm xanh hoặc vàng, đờm có mủ.
- Bị viêm phế quản nhưng có bệnh lý có từ trước liên quan đến tim, phổi, thận, gan, thần kinh.
- Người trên 65 tuổi bị ho cấp tính kèm theo các bệnh như tiểu, tiền sử suy tim sung huyết, đang sử dụng corticoid đường uống.
Sử dụng thuốc để giảm triệu chứng
Tuỳ vào từng mức độ triệu chứng mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc để làm thuyên giảm triệu chứng bệnh như:
- Sốt: Dùng thuốc hạ sốt, đối với những trẻ có vấn đề về tim, phổi, hệ thần kinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Ho: Bạn cần uống nhiều nước để giữ ẩm và loãng đờm. Có thể dùng thuốc long đờm nếu đờm đặc khó khạc ra ngoài.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Làm sạch dịch nhầy mũi bằng nước xịt mũi, nước muối sinh lý. Đối với trẻ không cần thiết dùng thuốc giãn phế quản nếu trẻ không khò khè.
- Tiêu đờm: Dùng thuốc làm loãng đờm và giảm độ đặc của đờm.
- Nếu tác nhân là virus, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến khích thường xuyên sử dụng.
Tuỳ vào từng mức độ triệu chứng mà bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị viêm phế quản cấp phù hợp
Kết,
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về điều trị viêm phế quản cấp. Khi triệu chứng kéo dài cần đến trung tâm y tế để khám và điều trị. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.