Trên các phương tiện truyền thông, nhiều định nghĩa đã giải thích cho cụm từ hen là gì. Đầu tiên chúng ta phải hiểu hen hoặc suyễn hoặc hen suyễn hoặc hen phế quản hoặc hen phế quản mạn tính đều là những tên gọi để chỉ cho căn bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Chứng viêm đường hô hấp này làm gia tăng mức độ phản ứng và dị ứng đối với những kích thích ở môi trường bên ngoài (như phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, không khí lạnh… gây ra các triệu chứng thở gấp, tức ngực, ho..
Hen là gì ?
Trên lâm sàng, các triệu chứng này thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm. Sự phát bệnh của hen có đặc trưng là tái phát theo từng cơn và rất đột ngột.
Đa số bệnh nhân lên cơn hen là do hít phải phấn hoa, bụi bặm, không khí lạnh hoặc những dạng khí có tính khích thích. Một số bệnh nhân có thể lên cơn do hoạt động nặng…
Cơn hen có thể kéo dài từ mười mấy phút đến vài giờ. Cơn hen này có thể tự nhiên qua khỏi hoặc phải qua điều trị mới khỏi.
Các loại thường gặp của hen là gì?
Bệnh hen được chia làm 5 loại phổ biến, bao gồm:
– Bệnh suyễn do hoạt động thể lực;
– Bệnh suyễn về đêm;
– Bệnh suyễn do nghề nghiệp;
– Suyễn thể ho đơn thuần;
– Hen suyễn dị ứng.
Các Triệu chứng của bệnh hen là gì?
Các triệu chứng của bệnh hen có biểu hiện khác nhau ở mỗi người, và trên cùng 1 người nó cũng có những biểu hiện khác nhau tùy vào từng thời điểm. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hen suyễn gồm:
– Khò khè: thở khò khè và tiếng rít được nghe rõ khi thở ra
– Ho nhiều: ho kéo dài và thường hay xảy ra. Chủ yếu là ho khan hoặc ít đàm và khi dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc chữa ho đàm thông thường không thấy hiệu quả.
– Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt
– Khó thở: thở nhanh, ngắn và khó khăn trong việc thở, nhất là hơi thở ra.
Sự đa dạng triệu chứng của hen là gì?
Tuy nhiên bệnh hen suyễn là bệnh lý đa dạng có quá trình phát tác và nền bệnh khác nhau vì vậy không phải bệnh nhân hen suyễn nào cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng nói trên. Nếu người bệnh có nhiều hơn 1 trong 4 triệu chứng nói trên kèm theo các dấu hiệu sau thì nên cân nhắc đến bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán điều trị hen suyễn:
– Triệu chứng thường trở nặng về đêm và sáng sớm.
– Triệu chứng thay đổi theo thời gian và cường độ.
– Triệu chứng bị kích phát do nhiễm virus (cảm cúm), do vận dộng, phơi nhiễm dị nguyên, thay đổi thời tiết, do cười, do gặp các chất kích thích, gặp các khói bụi, mùi nồng gắt như mùi sơn, vecni…
Nguyên nhân của Bệnh Hen là gì?
Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân phát sinh chính xác của bệnh hen phế quản. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa một số yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây nên bệnh hen suyễn, hầu hết thường tác động trong giai đoạn đầu đời. Những yếu tố này của hen là gì:
– Tình trạng dị ứng có liên quan tới di truyền;
– Ba mẹ mắc bệnh hen suyễn;
– Mắc phải một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong suốt thời thơ ấu;
– Hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hay tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng ở thời thơ ấu hoặc ở giai đoạn đầu đời khi hệ thống miễn dịch đang phát triển.
Nếu bệnh hen phế quản hay dị ứng hiện diện trong gia đình bạn, việc tiếp xúc với các chất kích thích (ví dụ như khói thuốc lá) có thể khiến đường hô hấp của bạn phản ứng mạnh hơn so với các chất trong không khí. Cơn hen có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với “các chất kích hoạt bệnh hen suyễn’’. Các chất kích hoạt mà bạn gặp phải có thể khác với những người bị hen suyễn khác.
Các chất có thể kích hoạt cơn hen là gì:
– Chất gây dị ứng do bụi, lông súc vật, nấm mốc, phấn hoa từ cây, cỏ và hoa;
– Các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất hoặc bụi tại nơi làm việc, các hợp chất có trong các sản phẩm trang trí nhà cửa và thuốc xịt (như keo xịt tóc);
– Các loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc chẹn beta không chọn lọc;
– Chất sunfit có trong thức ăn và nước uống;
– Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh;
– Các hoạt động thể chất, bao gồm cả tập thể dục.
Biến chứng của bệnh hen là gì?
Bệnh hen suyễn kém kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tình trạng này có thể dẫn đến:
– Mệt mỏi;
– Làm việc kém năng suất hay nghỉ việc;
– Các vấn đề về tâm lý bao gồm stress, lo âu và trầm cảm;
– Nếu bạn cảm thấy bệnh hen suyễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy liên lạc với thầy thuốc KISHO ASMA ngay.
Kế hoạch điều trị hen suyễn của bạn có thể cần được xem xét lại để kiểm soát tình hình và tiến đến điều trị dứt điểm.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, trong một số trường hợp, bệnh hen suyễn có thể dẫn đến một số biến chứng hô hấp nghiêm trọng, bao gồm:
– Viêm phổi (nhiễm trùng phổi);
– Xẹp một phần hay toàn bộ phổi;
– Suy hô hấp, nồng độ oxy trong máu xuống thấp tới mức báo động hay nồng độ cacbon dioxide tăng cao gây nguy hiểm;
– Hen ác tính (cơn suyễn nặng không đáp ứng với điều trị).
Tất cả các biến chứng trên đều đe dọa tính mạng, cần phải được điều trị thích hợp.
Ai có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn?
Theo WHO, bệnh hen suyễn là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Trên thực tế, hen suyễn tác động đến mọi người thuộc mọi độ tuổi nhưng nó thường chớm phát khi bạn còn nhỏ nếu bạn:
– Thở khò khè và đang gặp phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (nguy cơ cao nhất);
– Bị dị ứng, chàm (tình trạng dị ứng da);
– Có cha mẹ mắc bệnh hen phế quản.
Trong số những trẻ mắc bệnh hen suyễn thì lệ trẻ nam thường nhiều hơn trẻ nữ. Nhưng ở những người trưởng thành thì có sự đảo ngược, nhiều phụ nữ mắc bệnh hen suyễn hơn nam giới. Hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng về vấn đề giới tính và các hormone sinh dục đóng vai trò ra sao trong việc gây nên bệnh hen suyễn.
Một số người tiếp xúc với các hóa chất kích thích nhất định hay bụi công nghiệp tại nơi làm việc sẽ có nguy cơ cao bị hen suyễn. Loại hen suyễn này được gọi là hen suyễn nghề nghiệp.
Cách chẩn đoán bệnh hen là gì?
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh hen suyễn dựa trên nhiều yếu tố.
Thứ nhất là yếu tố bệnh sử và tiền sử gia đình, bác sĩ sẽ hỏi về gia đình bạn có ai đã từng mắc bệnh hen suyễn và dị ứng không.
Thứ hai là khám lâm sàng bằng cách lắng nghe hơi thở của bạn và tìm kiếm các dấu hiệu của hen suyễn hay dị ứng.
Thứ ba là kiểm tra chức năng phổi bằng cách sử dụng một xét nghiệm gọi là đo hô hấp ký để kiểm tra phổi của bạn đang hoạt động thế nào.
Các xét nghiệm hỗ trợ khác: Xét nghiệm dị ứng để phát hiện các chất gây dị ứng ảnh hưởng đến bạn, nếu có; Xét nghiệm để đo lường mức độ nhạy cảm đường hô hấp của bạn; Chụp X-quang ngực thẳng hay đo ECG.
Biện pháp kiểm soát trong tây y dành cho bệnh hen là gì
Hợp tác với bác sĩ để điều trị các tình trạng bệnh lý khác có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát bệnh hen suyễn;
Tránh những nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn của bạn trầm trọng hơn (các chất kích hoạt bệnh suyễn). Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo duy trì hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực là một phần quan trọng của một lối sống lành mạnh. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc có thể giúp bạn sống năng động hơn;
Làm việc với bác sĩ và các nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác để xây dựng và thực hiện kế hoạch điều trị bệnh hen phế quản;
Tìm hiểu cách dùng các loại thuốc thật chuẩn xác;
Ghi lại các triệu chứng về bệnh hen suyễn của bạn là một cách giúp theo dõi tiến trình bệnh, giúp bệnh của bạn được kiểm soát tốt;
Nên tiêm chủng phòng ngừa cúm mỗi năm.
Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh hen là gì?
Phương pháp tây y đối với hen là gì?
Với sự ra đời của nhiều loại thuốc mới, chiến lược và hướng dẫn điều trị hen luôn được cập nhật hàng năm nhằm cải thiện khả năng kiểm soát cơn hen. Với những nghiên cứu mới và những tiến bộ trong y khoa, bệnh hen suyễn của bạn có nhiều cơ hội được kiểm soát ổn định với sự phối hợp hai loại thuốc cắt cơn và ngừa cơn.
Đến thời điểm hiện tại Tây y chưa có phương đáp để điều trị khỏi hen. Muốn tránh xuất hiện các cơn hen chỉ có cách tránh xa các nguồn gây dị ứng và các chất kích ứng và sử dụng các thuốc giãn phế quản dạng kích thích beta 2, nhóm xanthin và steroid dạng hít hoặc dạng tĩnh mạch. Nếu cơn hen phế quản ở mức nặng cần nhập viện cấp cứu để chống suy hô hấp.
Tại bệnh viện, người ta dùng các thuốc khí dung giãn phế quản như Salbutamol, các Corticoid dạng hít, nếu nặng hơn có thể tiêm truyền đường tĩnh mạch hoặc đặt nội khí quản thở máy nhân tạo xâm nhập.
Như vậy vấn đề cốt lõi là CO THẮT và PHÙ NỀ NIÊM MẠC PHẾ QUẢN của bênh hen suyễn thì bên Tây Y không thể giải quyết được. Có nghĩa là người bệnh hen suyễn khi gặp các nguồn gây dị ứng sẽ bị lên cơn hen.
Giải pháp đông y ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC CỦA KISHO ASMA đối với hen là gì?
Trong công thức thảo dược của Kisho Asma có chứa hoạt chất đặc biệt làm lành những niêm mạc phế quản bị phù nề lâu ngày, thời gian làm lành nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào độ tuổi của người bệnh, thường từ 5-8 tháng đối với trẻ em và người lớn dưới 25 tuổi. Đối với bệnh nhân hen trên 25 tuổi thời gian điều trị dài hơn.
Những ca hen nặng lớn tuổi thời gian điều trị có thể kéo dài đến 14 tháng. Khi các niêm mạc phế quản đã lành nên không tiết ra dịch nhầy nữa, nghĩa là các chùm dây thần kinh trong phế quản không còn lộ ra ngoài nữa, nghĩa là phế quản sẽ không còn phản ứng quá mức khi gặp các dị ứng nguyên. Đây là vấn đề cốt lõi trong việc giải quyết bệnh hen suyễn trong bài thuốc KISHO ASMA.
Trên đây là bài viết giới thiệu về bệnh Hen là gì ? , quý bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm thuốc điều trị hen suyễn hiệu quả của Kisho Asma, nếu có bất kỳ câu hỏi nào vui lòng liên hệ cho Kisho Asma để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc qua Fanpage kisho asma