Hen phế quản là một bệnh hô hấp mãn tính phổ biến. Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng và không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể đột tử. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của hen phế quản là bệnh gì? Cách kiểm soát hen như thế nào? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé.
Hen phế quản là bệnh gì?
Hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh mãn tính liên quan đến đường hô hấp. Trong cơn hen suyễn, niêm mạc của phế quản bị sưng và viêm và dễ bị kích ứng. Tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến đường thở thu hẹp, làm giảm luồng không khí ra vào phổi. Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường thở sẽ ngày càng thu hẹp. Lúc này bạn phải đối mặt với tình trạng thở khò khè, đau tức ngực.
Hen phế quản là bệnh gì?
Nguyên nhân gây ra hen phế quản
Có một số nguyên nhân có thể gây ra làm triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng hơn như:
- Các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường như bụi, lông thú cưng, nấm mốc, phấn hoa.
- Các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất, khí độc hại, mùi hương từ mỹ phẩm, sẩn phẩm làm đẹp như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc,…
- Thuốc điều trị như aspirin hoặc thuốc không steroid, thuốc chống viêm.
- Sulfite trong đồ ăn, thức uống và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm.
- Vận động, tập thể dục quá sức.
Ngoài những nguyên nhân trên thì có một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản.
- Di truyền trong gia đình.
- Đặc thù công việc phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
- Tình trạng thừa cân, béo phì.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng, một số triệu chứng có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác như lao phổi, giãn phế quản, thuyên tắc phổi,… Dưới đây là các triệu chứng phổ biến mà các bạn có thể phân biệt.
- Ho về đêm: Ho là phản ứng khi cơ thể muốn tống các chất dịch hoặc dị vật tắc nghẽn ở cổ họng ra ngoài. Ho có thể là do nhiễm trùng xoang, cảm lạnh,… nhưng nếu ho kéo dài về đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh phải hết sức cẩn thận vì có thể đây là dấu hiệu của bệnh hen phế quản.
- Thở khò khè: Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí bị cản trở khi đi qua phổi do các phế quản bị sưng, phát ra âm thanh rít.
- Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp khiến người bệnh khó thở.
- Đau thắt ngực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đó đè nặng lên ngực.
- Thở nhanh và gấp gáp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen phế quản. Triệu chứng này nặng hơn khi người bệnh vận động mạnh như leo cầu thang, tập thể dục, chạy bộ.
- Mặt tái nhợt, vã mồ hôi: Người bệnh có dấu hiệu xanh xao, vã mồ hôi, cơ thể kiệt quệ do không được cung cấp đủ oxy.
Triệu chứng của hen phế quản phổ biến thường là khó thở, đau tức ngực,…
Phòng ngừa và điều trị hen phế quản như thế nào?
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Hen suyễn có thể xuất hiện do một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau,… nếu người bệnh không sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh phải tuân thủ theo đúng liều lương của bác sĩ. Trong mọi trường hợp, tránh tự ý mua thuốc uống điều trị.
Tránh xa các tác nhân gây hen phế quản
Các tác nhân gây hen suyễn thường gặp từ lông vật nuôi, bụi, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc, hóa chất, một số loại thực phẩm,… Cách phòng tránh và điều trị tốt nhất là tránh xa các tác nhân gây bệnh này.
- Không tiếp xúc với động vật nếu bạn bị dị ứng lông vật nuôi.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá và các hóa chất độc hại trong không khí, bạn nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Tránh những thức ăn gây dị ứng hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản nên thận trọng khi ăn các loại thực phẩm này.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giặt giũ chăn, ga, gối để diệt vi khuẩn, bụi bám vào. Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để loại bỏ các tác nhân gây hen suyễn.
Thay đổi lối sống
Để nâng cao sức đề kháng chống lại vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh, bạn phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Do đó, thực đơn hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin,…
Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện cơ thể thường xuyên để phòng ngừa hen suyễn. Tập thể dục giúp tăng sức khoẻ, điều hoà hô hấp, tăng thể tích phổi từ đó ngăn ngừa các cơn hen phế quản. Ngoài ra, thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến làm bùng phát các cơn hen cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, trong thời tiết chuyển mùa hay trở lạnh, hãy giữ ấm cho cơ thể bằng cách chuẩn bị đầy đủ găng tay, tất, khăn, mũ và áo khoác.
Bên cạnh điều trị hen phế quản bằng liệu pháp và thuốc uống thì cần có lối sống lành mạnh
Thực hiện tầm soát hen
Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác là tầm soát hen phế quản và COPD. Nếu bạn làm kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định khám lâm sàng, chụp X-quang phổi, đo đường thở, xét nghiệm máu,…
Tóm lại, bài viết trên đã giới thiệu một số thông tin về hen phế quản là bệnh gì? Hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính khởi phát do các yếu tố kích thích đường thở. Hen phế quản không lây truyền từ người này sang người khác mà phụ thuộc vào cơ địa của từng người và do di truyền. Kiểm soát tốt bệnh hen phế quản giúp bệnh nhân giảm các cơn hen và cải thiện chất lượng cuộc sống.