Hen phế quản là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ho, khó thở, đau tức ngực, đau nặng ngực,… Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, nhiều người thắc mắc rằng “Hen phế quản là gì?”. Trong bài viết này, KISHO ASMA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này nhé.
Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản hay bệnh hen suyễn là một bệnh lý mạn tính của đường hô hấp. Đường hô hấp của bệnh nhân sẽ viêm nhiễm, sưng tấy, phù nề khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: ho, khó thở, thở khò khè, thở gấp,…
Mức độ nặng, nhẹ của hen phế quản sẽ phụ thuộc vào cơ địa và độ kích thích của các tiểu phế quản của người bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị bệnh hen dứt điểm. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị cũng như sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh.
Nguyên nhân của bệnh hen phế quản
Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen như:
- Yếu tố di truyền: gia đình có người bị hen suyễn.
- Yếu tố tâm lý: thường xuyên căng thẳng, lo âu kéo dài, stress, áp lực,…
- Tiếp xúc với các dị nguyên: khói, bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật,….
- Dị ứng với thực phẩm: tôm, cua, hải sản,…
- Sử dụng một số loại thuốc như: chẹn beta, aspirin, penicillin,…
- Mắc các bệnh lý về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng,…
- Bệnh nhân bị thừa cân, béo phì hoặc bệnh lý trào ngược dạ dày
Cách điều trị hen phế quản
Bệnh hen phế quản khó có thể điều trị dứt điểm, Tuy nhiên bệnh nhân có thể kiểm soát con hơn bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với thói quen sống khoa học.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh nhân bị hen phế quản có thể sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc có tác dụng dài hạn như: Corticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,…
- Thuốc có tác dụng ngắn hạn: thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Corticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,…
Những loại thuốc này có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát cơn hen tốt. Khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng ngắn hạn để kiểm soát cơn hen tức thời. Nếu thuốc không có tác dụng và bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, người, môi tím tái, chân tay co giật,… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Có lối sống khoa học
Ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng quy định, bệnh nhân bị hen phế quản cũng cần có lối sống khoa học:
- Tập những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn để có một sức khỏe dẻo dai.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, trái cây,…
- Khi đi ra ngoài cần sử dụng khẩu trang để che chắn mũi, miệng,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, giặt chăn màn,…
- Sắp xếp thời gian học tập và làm việc khó học.
- Thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Sử dụng KISHO ASMA
KISHO ASMA là thuốc Đông y được nhiều bệnh nhân bị hen suyễn tin dùng. Thuốc có tác dụng kiểm soát và điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản. Dù là thuốc Đông y nhưng liệu trình điều trị của KISHO ASMA lại kết hợp với thuốc Tây y. Nghĩa là bệnh nhân có thể sử dụng đồng thời KISHO ASMA với các loại thuốc theo đơn của bác sĩ mà không lo gặp phải tác dụng phụ.
Vì KISHO ASMA được làm 100% từ các thành phần tự nhiên có tác dụng tốt trong việc điều trị hen phế quản như: tử tô tử, bột bồng bồng, bột rẻ quạt,… Thuốc được nhận xét là an toàn, lành tính với mọi người kể cả là trẻ nhỏ.
Sau từ 2-3 tháng sử dụng, các triệu chứng của bệnh hen phế quản sẽ suy giảm dần. Bệnh nhân kiên trì sử dụng trong 6 tháng sẽ thấy bệnh hen suyễn của mình gần như biến mất hoàn toàn.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về “hen phế quản là gì?” mà KISHO ASMA muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến bệnh hen phế quản hay liệu trình điều trị bệnh của KISHO ASMA, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.