Hen phế quản mạn tính là một bệnh hô hấp không hiếm gặp. Vì không thể điều trị khỏi hoàn toàn và có nguy cơ kéo dài cả cuộc đời, hen phế quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống của bệnh nhân. Vậy, chúng ta phải sống chung với bệnh như thế nào? Biến chứng của bệnh có nghiêm trọng không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bệnh hen phế quản mạn tính là gì? Biểu hiện bệnh
Phế quản chính là một ống dẫn khí có vị trí ở hệ hô hấp dưới. Khi ống dẫn khí này bị viêm trong lúc tiếp xúc với các tác nhân kích thích từ bên ngoài thì sẽ dẫn đến viêm phế quản. Ống phế quản sẽ co thắt dữ dội, có thể bị tình trạng phù nề, sinh nhiều đờm làm không khí khó đi qua.
Từ đó mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện tức ngực, khó thở, thở khò khè và ho nhiều. Cuối cùng là khạc rất nhiều đờm. Độ nặng nhẹ và mật độ các cơn hen suyễn sẽ khác nhau tùy vào tình trạng, cách điều trị và môi trường sống của từng bệnh nhân.
Dù không thể điều trị dứt điểm nhưng chúng ta vẫn có các phương pháp hỗ trợ để các bệnh nhân có cuộc sống thuận lợi, dễ chịu hơn.
4 triệu chứng thường thấy nhất
– Thở nhanh (Thở ngắn): Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.
– Thở khò khè: nghe có tiếng rít khi thở ra
– Ho: Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô.
– Nặng ngực: Có thể xuất hiện đi kèm hoặc không đi kèm với các triệu chứng trên.
Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ sẽ khó phân biệt hơn so với các triệu chứng hen ở người lớn, vì vậy không thể chỉ dựa vào triệu chứng mà tự ý dùng thuốc cho con. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ hen mạn tính, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để được điều trị phù hợp.
Biến chứng của bệnh hen phế quản mạn tính
Nếu bạn đang mắc bệnh hen phế quản mãn tính nhưng không có các biện pháp kiểm soát cơn hen hiệu quả và dùng thuốc đúng liều lượng. Thì rất dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Nhất là đối với trẻ em. Những biến chứng thường gặp, bao gồm:
Lồng ngực bị biến dạng
Biến chứng biến dạng lồng ngực rất dễ xảy ra ở trẻ em bị hen suyễn. Vì lúc này cơ thể của các em chưa phát triển toàn diện. Như chúng ta đã biết, hen phế quản chính là tình trạng không khí đi qua đường thở bị tắt nghẽn. Tình trạng này kéo dài không những làm bệnh nhân luôn cảm thấy khó thở mà còn tích tụ khí trong lồng ngực. Khi trẻ phát triển, như thông thường lồng ngực phải dài ra. Thì đối với trẻ hen suyễn, lồng ngực lại căng tròn. Chúng ta sẽ thấy lồng ngực trẻ nở rộng phía trước, xương ức cũng nhô ra theo.
Chậm phát triển ở trẻ em
Khi không có cơn hen, chúng ta sẽ thấy các trẻ bị hen phế quản có thể hoạt động y như trẻ khỏe mạnh. Tuy vậy, nếu không được điều trị đúng và phương pháp cắt các cơn hen hiệu quả làm tần suất và độ nặng cơn hen tăng lên. Thì đường hô hấp có thể bị tổn thương về lâu dài. Đặc biệt, cơn hen thường xuất hiện vào buổi đêm, nên sẽ ảnh hưởng lớn giấc ngủ của trẻ. Không ngủ đủ và ngủ ngon, tiến trình sản sinh hormone tăng trưởng sẽ bị tác động xấu. Trẻ cũng không thể vận động tùy thích như bình thường. Những điều này sẽ dẫn đến chậm phát triển.
Di chứng qua tim
Hầu hết các bệnh lý hô hấp mãn tính đều ảnh hưởng lớn đến phổi. Khi chức năng phổi suy giảm thì sẽ kéo theo các bệnh về tim. Tim phải làm việc gấp nhiều lần để bơm đủ máu lên phổi. Lâu ngày thành cơ tim sẽ bị giãn. Cuối cùng là bị suy tim.
Bệnh hen phế quản mãn tính lâu dần cũng biến chứng thành khí phế thũng. Hay còn gọi là bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính. Và bệnh này cũng có nguy cơ dẫn đến suy tim.
Nhiễm khuẩn hô hấp
Đường thở nhiều đờm là môi trường phát triển vô cùng lý tưởng cho các loại vi khuẩn hô hấp. Bệnh nhân hen suyễn rất dễ mắc các bệnh hô hấp tái đi tái lại nhiều lần. Nhất là những khi thời tiết chuyển mùa, trở lạnh hoặc tiếp xúc nhiều với các tác nhân như bụi bặm, khói thuốc,… Đồng thời, các bệnh này cũng làm cơn hen trở nên nặng hơn. Đôi khi sẽ gây sốt, cơn hen xuất hiện liên tục,…
Tràn khí màn phổi, xẹp phổi
Tình trạng khí bị ứ đọng nhiều trong đường thở làm các phế nang giãn rộng và áp lực trong đó cũng tăng lên. Bệnh hen hen suyễn nếu làm việc quá sức hay cơn suyễn quá nặng rất dễ làm bục thành phế nang gây tràn khí màng phổi. Tình trạng này rất dễ làm bệnh nhân tử vong.
Xẹp phổi thường gặp ở bệnh nhân hen nằm trong lứa tuổi trẻ em. Xẹp phổi có thể cải thiện khi bệnh hen suyễn ổn định hơn hoặc không cải thiện. Điều này ảnh hưởng nhiều đến phát triển thể chất của trẻ em.
Suy hô hấp
Cơn hen không được kiểm soát tốt, tình trạng hen không cải thiện rất dễ làm bệnh nhân bị suy hô hấp. Ở trẻ em, suy hô hấp có thể cướp đi tính mạng của trẻ. Những ai mắc hen phế quản mãn tính làm hệ hô hấp bị tổn thương cũng có thể bị suy hô hấp mãn tính. Nó dẫn đến hiện tượng khó thở liên tục, nhiều lúc phải can thiệp thở máy. Dễ đột tử.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Hen phế quản mạn tính có nguy hiểm không?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.