Chúng ta thường nghe nhiều về bệnh hen phế quản và viêm phế quản. Nhưng lại chưa biết điểm khác nhau giữa chúng để dễ nhận biết hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu nhé.
Hen phế quản và viêm phế quản có khác nhau không?
Hen phế quản và viêm phế quản đều là các bệnh về đường hô hấp. Cụ thể là bộ phận phế quản đang có vấn đề. Chúng đều có thể trở nên rất nguy hiểm và có nhiều biến chứng khôn lường nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy giữa 2 bệnh này khác nhau như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Hen phế quản và triệu chứng
Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh mãn tính và hiện nay vẫn chưa có phương thức điều trị dứt điểm tuyệt đối. Đây là một dạng viêm. Đường thở bị viêm, nhiễm trùng, tiết nhiều dịch nhầy, sưng to khiến việc hô hấp khó diễn ra bình thường sẽ dẫn đến hen.
Triệu chứng thường gặp của hen phế quản chính là khó thở, đau tức ngực, thở rít, ho nhiều và khạc rất nhiều đờm sau cơn hen. Lưu ý, khi tiếp xúc với các loại hóa chất có mùi nồng, lông thú cưng, khói bụi,… hoặc khi trời trở lạnh và vận động quá sức mà bạn ho nhiều, thì rất có thể bạn đã mắc hen suyễn.
Viêm phế quản và triệu chứng
Viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc ống phế quản bị viêm. Bệnh có cả 2 dạng cấp tính (thường do vi khuẩn hoặc virus) và mãn tính (gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm phế quản chính là ho nhiều và khạc đờm. Ngoài ra người mắc viêm phế quản còn có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt hoặc tức ngực.
Hen phế quản và viêm phế quản xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau
Điều trị hen phế quản và viêm phế quản
Vì nguyên nhân xuất phát của 2 bệnh khác nhau nên chúng ta sẽ có phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh và từng tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Nhưng trước hết, khi nghi ngờ mắc 1 trong 2, bạn cần phải đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để thăm khám sớm. Tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng và có các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị hen phế quản
Các thuốc được bác sĩ chỉ định cho hen phế quản thường là các loại thuốc hít và uống giúp cắt hơn hen. Các loại thuốc này giúp giãn phế quản, giảm tình trạng co thắt và viêm. Vì là bệnh mãn tính và không phải do virus vi khuẩn nên không có thuốc điều trị dứt điểm và không kê kháng sinh.
Điều trị viêm phế quản
Đầu tiên, khi đi khám, bạn sẽ được bác sĩ kê các loại thuốc như thuốc ho và kháng sinh. Chúng được sử dụng để giảm các triệu chứng viêm và cơn ho, để cổ họng và phế quản không bị tổn thương nhiều hơn.
Cả 2 bệnh đều cần được điều trị sớm để không trở nặng và kéo theo nhiều biến chứng
Cách phòng tránh hen phế quản và viêm phế quản
Một khi đã mắc hen phế quản thì khó có thể phòng tránh tuyệt đối để bệnh không quay trở lại. Nhưng vẫn có các biện pháp để giảm tần suất cơn hen và bệnh nhân hòa nhập cuộc sống dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, đối với viêm phế quản, các cách phòng tránh bệnh giúp bệnh không trở thành bệnh mãn tính và không tái phát.
Phòng tránh hen phế quản
Có nhiều nguyên nhân “dị nguyên” xung quanh ta gây nên hen phế quản. Vì vậy mà bệnh nhân hen suyễn cần đặc biệt chú ý về môi trường sống xung quanh để hạn chế các cơn hen ở mức thấp nhất.
- Cần lau dọn nơi ở và thay chăn ga gối màn thường xuyên
- Tránh xa lông thú nuôi, bụi bặm, khói thuốc, các chất hóa học hay mỹ phẩm nặng mùi.
- Luôn giữ ấm cơ thể. Không để cổ và ngực bị lạnh
- Không làm việc và tập luyện đuối sức
- Không để tâm trạng thay đổi thất thường và dao động cảm xúc quá lớn. Quá vui mừng hay đau buồn đều có thể dẫn đến cơn hen
- Không ăn các loại thức ăn có thể gây dị ứng như đồ ngâm chua, bia rượu, tôm,…
- Luôn mang theo thuốc xịt và uống bên mình
Sinh hoạt lành mạnh giúp phòng tránh nhiều bệnh về hô hấp
Phòng tránh viêm phế quản
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ cao mắc viêm phế quản, hoặc đơn giản chỉ là bảo vệ đường hô hấp của bạn. Hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá
- Thường xuyên rửa tay để loại bỏ vi khuẩn
- Không tiếp xúc gần với những người đang bị cảm hoặc cúm
- Tiêm ngừa cúm nhắc lại hàng năm
- Nên đeo khẩu trang khi phải đến khu vực nhiều khói bụi, ô nhiễm.
Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đã phân biệt được hen phế quản và viêm phế quản. Việc nhận biết bệnh cũng giúp bạn có thể có những cách xử lý bệnh phù hợp hơn. Hãy sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta. Chúc bạn và gia đình luôn nhiều sức khỏe!