Với câu hỏi Hen suyễn có chữa được không? Theo các bác sĩ, điều trị hen suyễn cần chú ý đến các yếu tố sinh hoạt hàng ngày, thể lực của người bệnh. Bằng nhiều cách khác nhau, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng nếu được điều trị đúng phác đồ.
Hen suyễn có chữa được không?
Nhiều bệnh nhân hen suyễn băn khoăn liệu căn bệnh này có điều trị khỏi được hay không. Hiện nay chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu và dứt điểm cho căn bệnh hen suyễn.
Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá hoang mang. Bởi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp cho hen suyễn, căn bệnh này có thể được kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu những nguy cơ tiến triển nặng hơn.
Nhờ vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể chung sống với hen suyễn mà ít ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày.
Một số trường hợp, bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh hen suyễn. Bởi diễn biến tự nhiên của bệnh như:
– Một số trường hợp có những triệu chứng bệnh khi còn nhỏ nhưng khi trưởng thành sẽ tự biến mất.
– Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở trạng thái nhẹ. Nếu hạn chế tiếp xúc với các yếu tố làm kích thích cơn hen có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.
Sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản không theo chỉ dẫn
Nhiều người sử dụng thuốc dự phòng bệnh hen suyễn tự ý, không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cảm thấy lâu ngày không có cơn hen thì tự ý ngừng dùng thuốc. Dẫn đến không những không có tác dụng mà bệnh còn có thể tiến triển nặng hơn.
Người bệnh cần hiểu rằng thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen phế quản xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng bệnh hen phế quản làm giảm sự co thắt và sự viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, thuốc dự phòng hen phế quản nên được sử dụng dài hạn. Thậm chí suốt đời khi mà hen phế quản còn “gắn bó” với bạn.
Khi đã được bác sĩ kê toa, bạn nên sử dụng thuốc đều đặn. Ngay cả khi không có triệu chứng hen phế quản. Chỉ hạ bậc điều trị hoặc ngừng điều trị khi có sự theo dõi. Và chỉ định của bác sĩ.
Dấu hiệu nào giúp nghi ngờ bệnh hen/suyễn?
Các dấu hiệu gồm: Có cơn khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết. Ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó, bị cảm “lặm” vào phổi và có thể kéo dài hơn 10 ngày.
Các triệu chứng này cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản. Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên thì bạn bị nghi ngờ có bệnh hen/suyễn.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác giúp hướng đến bệnh hen/suyễn như: tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng). Gia đình có người bị hen/suyễn. Triệu chứng nặng hơn sau uống spirin/ kháng viêm không corticoid. Hay thuốc ức chế thụ thể beta (một loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim mạch).
Sống chung hiệu quả với bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là một bệnh mãn tính và yêu cầu điều trị suốt đời. Hiện tại, chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh gốc rễ. Điều quan trọng là bệnh nhân cần kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Ngoài việc phát hiện và xử lý kịp thời các cơn hen cấp tính có thể xảy ra, bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc để phòng ngừa tái phát cơn hen, bao gồm:
Lưu ý khi sử dụng thuốc
- Để kiểm soát được bệnh hen phế quản (hen suyễn) hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Dùng thuốc theo đơn. Không được ngừng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Luôn theo dõi để biết số lần xịt còn lại của ống hít. Để biết khi nào bạn cần bổ sung thuốc.
- Luôn mang theo thuốc khi ra ngoài nếu bạn đang trong giai đoạn hen phế quản từ trung bình đến nặng.
- Đi khám bác sĩ điều trị hen suyễn của bạn ít nhất 6 tháng một lần để điều chỉnh đơn thuốc.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Hen suyễn có chữa được không và câu trả lời chuẩn nhất?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.