Hen phế quản là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính gây nhiều cản trở trong cuộc sống thường ngày. Bệnh có thể chữa khỏi thông qua kiểm soát các triệu chứng nếu người bệnh tuân thủ điều trị. Cùng tìm hiểu hen suyễn có chữa khỏi được không qua bài viết này nhé!
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh sẽ phản ứng dữ dội. Dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản làm xuất hiện các triệu chứng khó thở, nặng ngực, ho, khò khè. Bệnh biến đổi theo mùa, nặng khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hoặc thay đổi thời tiết.
Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm đường hô hấp khiến đường hô hấp bị phù nề, nhạy cảm và thường có phản ứng mạnh với một số chất hít vào. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể do di truyền.
Nguyên nhân mắc bệnh hen phế quản
Nguyên nhân bệnh hen phế quản tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mỗi người, nhưng thường do các nguyên nhân sau:
Do tiếp xúc và dị ứng với các yếu tố dị nguyên: Bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, thời tiết lạnh, hoạt động thể chất gắng sức.
Do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp: Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm xoang, viêm hô hấp, xẹp phổi. Khiến việc biến chứng dẫn đến hen suyễn là điều khó tránh khỏi.
Do yếu tố giới tính và tuổi tác: Bệnh hen suyễn được xác định phổ biến ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Bên cạnh đó ở tỷ lệ bệnh ở nam giới cũng thường cao hơn nữ giới.
Tình trạng căng thẳng: stress cũng có thể khiến những cơn hen suyễn xuất hiện.
Các tác nhân gây hen phế quản có thể gặp
4 loại hen phế quản phổ biến
Nhẹ không liên tục
Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như khó thở, tức ngực, khò khè,… ở mức độ nhẹ và không thường xuyên. Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện theo các đợt bùng phát kéo dài không quá 2 lần/tuần. Và thường không gặp các cơn hen về đêm hoặc dưới 2 lần/tháng. Không ảnh hưởng đến các hoạt động thể lực.
Nhẹ dai dẳng
Người bị hen phế quản nhẹ không liên tục có thể tiến triển sang tình trạng nhẹ dai dẳng. Ở giai đoạn này người bệnh gặp phải các triệu chứng như khó thở, tức ngực, khò khè,… mức độ nhẹ. Lặp lại hơn 2 lần/tuần và có xuất hiện cơn hen về đêm 3 – 4 lần/tháng.
Dai dẳng vừa phải
Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên. Có thể lặp lại mỗi ngày và các cơn hen về đêm xuất hiện hơn 1 lần/tuần.
Nặng dai dẳng
Các hoạt động hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các triệu chứng diễn ra rất thường xuyên. Chúng có thể xảy ra cả ngày, các cơn hen về đêm cũng xuất hiện nhiều hơn. Thường là mỗi tuần 1 lần hoặc có thể nhiều hơn.
Tùy theo loại hen phế quản mà tần suất xuất hiện các triệu chứng khác nhau
Triệu chứng của bệnh hen phế quản
Các dấu hiệu trong bệnh hen phế quản thường không đặc trưng và có sự khác nhau ở mỗi người. Tùy thuộc vào thời điểm xảy ra cơn hen cũng như loại hen phế quản:
Đau, tức ngực.
Khó thở, khò khè, thở rít.
Khó ngủ hoặc dễ thức giấc khi ngủ do khó thở.
Các cơn ho dai dẳng.
Các dấu hiệu thường gặp trong hen phế quản
Các tình huống hen phế quản dễ bùng phát
Trong lúc tập thể thao hoặc khi gặp không khí lạnh và khô.
Khi gặp các chất gây kích ứng hô hấp như bụi, hóa chất, khí độc.
Cơn hen do dị ứng, có thể người bệnh có tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên như bụi, phấn hoa, lông vật nuôi,…
Tập thể thao quá sức dễ bùng phát cơn hen phế quản
Hen suyễn có chữa khỏi được không?
Tây y hiện chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản. Do đó, nhiều người hướng đến y học cổ truyền với mong muốn chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y.
Một số quan niệm cho rằng các bệnh về hô hấp chỉ đơn thuần do sự viêm nhiễm hay tổn thương ngay tại vị trí đó, hoặc chỉ do tạng Phế gây ra.
Nhưng theo các thuyết trong y học cổ truyền, nguyên nhân sinh ra hen suyễn xuất phát từ ba tạng lớn trong cơ thể là Tỳ vị, Phế vị, và tạng Thận.
Ba tạng này khi chức năng rối loạn hoặc suy yếu sẽ dẫn đến những bất thường trong cơ thể, trong đó có bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.
Các thuốc Tây y dùng trong điều trị phổ biến nhất là: corticosteroid, các thuốc chủ vận beta, liệu pháp miễn dịch tự nhiên đặc hiệu. … khi dùng lâu dài đều ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bệnh nhân như bầm, đục thủy tinh thể (hocmon corticosteroid), tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương (các thuốc nhóm xanthin), co thắt phế quản dội ngược, tăng dung nạp thuốc (các thuốc chủ vận beta)…
Do đó, nếu bạn đang mong muốn sử dụng các bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị hen phế quản, bạn nên tìm kiếm một giải pháp đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả của nó như bài thuốc Kisho trị hen suyễn của chuyên gia Đào Hiền Đạo.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh”của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.