Hen suyễn có phải bệnh phổi mãn tính không? Hen phế quản mãn tính thường bị nhầm lẫn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) song về bản chất, đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.
Hen suyễn và phải bệnh phổi mãn tính
Bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính (tên tiếng anh là COPD) là hai căn bệnh về hô hấp mãn tính nguy hiểm khiến người bệnh thường xuyên khó thở, nặng hơn là suy hô hấp và tử vong. Theo tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu người mắc COPD và hen suyễn. Trong đó có hơn 3 triệu người chết mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới.
Cả bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (được gọi là COPD) đều liên quan đến tình trạng tắc nghẽn ở đường hô hấp (suy giảm thông khí mạn tính). Tuy nhiên, nếu bị bệnh hen suyễn, các đường dẫn khí sẽ mở ra hoàn toàn sau khi uống thuốc còn nếu bị COPD.
Đường dẫn khí chỉ mở ra một phẩn. Một điểm khác biệt nữa là bệnh hen suyễn thường được chẩn đoán khi còn nhỏ. Trong khi COPD thường xuất hiện ở tuổi trung niên. Và đa phần là những người nghiện thuốc (hút ít nhất 1 gói thuốc/ngày trong 10 – 20 năm).
Hen suyễn có phải bệnh phổi mãn tính không
Mặc dù cả hai đều là bệnh mạn tính (người bệnh phải chung sống suốt đời). Nhưng người bị COPD khiến người bệnh phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu nếu không duy trì điều trị. Mặt khác, những người bị hen suyễn thường không biểu hiện triệu chứng hàng ngày. Không phải điều trị liên tục.
Một người có thể mắc cả hai bệnh này cùng lúc. Người lớn bị hen suyễn (từ khi còn nhỏ) có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc, bụi ngoài môi trường và các tác nhân gây bệnh khác. Một số nghiên cứu cho rằng bệnh hen có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh COPD.
Hen suyễn và COPD còn có những điểm khác biệt sau
Cơn suyễn đến và đi
Người bệnh thường cảm thấy khó thở, thở khò khè và tức ngực. Một số người bệnh bị ho dai dẳng, ho khan vào ban đêm và buổi sáng sớm. Cơn hen cấp thường được “kích hoạt” bởi các tác nhân dị ứng (bụi, lông mèo, phấn hoa…), không khí lạnh hoặc ẩm ướt, nước hoa hoặc khi tập thể dục. Các triệu chứng của COPD thường không thay đổi. Mặc dù chúng có thể được cải thiện đáng kể bằng thuốc.
Cơn ho của COPD
Thường kèm theo đờm, lúc đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc và khó khạc. Cơn ho có thể đi khèm với thở khò khè. Thêm vào đó, người bệnh COPD giai đoạn nặng thường khó thở ngay cả khi hoạt động bình thường. Người bệnh hen suyễn lại thường ho khan và gần như lúc nào cũng đi kèm thở khò khè.
COPD kịch phát
Đây là tình trạng bệnh nặng với các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. COPD kịch phát thường là hậu quả của nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân khác. Cơn kịch phát COPD khó phòng ngừa. Trong khi đó, cơn kịch phát hen suyễn thường là do các chất gây dị ứng. Hoặc tập thể dục gây nên, người bệnh có thể tránh được.
Điều trị hen suyễn và bệnh phổi mãn tính
Cả hen phế quản mãn tính và COPD đều là bệnh cần có thời gian điều trị lâu dài nhưng triển vọng của từng trường hợp khác nhau.
Hen phế quản mãn tính có xu hướng dễ kiểm soát hơn từng ngày khi bệnh nhân đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Trong khi đó, COPD chỉ có thể ngăn ngừa bệnh không diễn biến xấu hơn khi điều trị chứ không giúp bệnh thuyên giảm.
Dù có những biểu hiện ban đầu khá giống nhau nhưng khi đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân xác định chính xác mình đang mắc hen phế quản mãn tính hay COPD để lên phác đồ điều trị phù hợp. Trong bất cứ trường hợp nào, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ nghiêm túc kế hoạch điều trị. Tuyệt đối không hút thuốc, không tiếp xúc với khói thuốc và nơi bị ô nhiễm không khí để nhanh chóng kiểm soát bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Hen suyễn có phải bệnh phổi mãn tính không” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.