Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc viêm phế quản nhất bởi hệ hô hấp còn chưa được hoàn thiện. Hiện tượng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì? Diễn biến của bệnh và cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ như thế nào là hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này nhé!
Hiện tượng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì? Những diễn biến thường thấy nhất của bệnh
Hiện tượng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính với tình trạng viêm đường dẫn không khí tới phổi. Có rất nhiều tác nhân gây nên viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, phổ biến nhất là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp. Các tác nhân này khiến đường hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm, tăng tiết dịch nhầy gây nên tình trạng tắc nghẽn đường thở.
Những tác nhân gây nên viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Tác nhân gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là virus. Các virus gây nên viêm phế quản ở trẻ sơ sinh phải kể đến như: Virus Adeno gây co thắt phế quản hoặc phổi, virus cúm, virus hợp bào hô hấp, sởi…
Ngoài ra, bệnh viêm phế quản xuất hiện ở trẻ sơ sinh còn do những yếu tố nguy cơ sau:
- Yếu tố di truyền có cha mẹ mắc bệnh về hô hấp như hen phế quản
- Cơ địa trẻ dễ dị ứng với các tác nhân, yếu tố từ môi trường sống hoặc mắc bệnh về dị ứng
- Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá…
Những triệu chứng điển hình ở trẻ sơ sinh bị viêm phế quản
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản thường có những triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp khá điển hình:
- Ho
- Sốt
- Có thể xuất hiện thở nhanh, thở khò khè
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
Các triệu chứng thường có chiều hướng nặng hơn về đêm, phụ huynh cần theo dõi sát sao trẻ để kiếm soát và xử lý kịp thời
Khi trẻ có những triệu chứng nguy hiểm sau, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện/cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu
- Sốt cao >39 độ, trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Sốt cao thậm chí dẫn đến co giật, mê man
- Trẻ bỏ bú, ho, mất ý thức
- Khó thở, tím tái, tay chân lạnh
Đặt trẻ nằm yên trong vòng 1 phút và bắt đầu đếm nhịp thở. Đếm từ 3 lần để có kết quả khách quan nhất để đánh giá mức độ khó thở ở trẻ.
Đối với trẻ <2 tháng tuổi: nhịp thở bình thường bằng hoặc trên 60 lần/1 phút
Đối với trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: nhịp thở bình thường bằng hoặc trên trên 50 lần/1 phút
Nhịp thở càng nhanh thì mức độ khó thở ở trẻ càng cao và càng có nguy cơ nguy hiểm hơn.
Ba mẹ cần làm gì khi xuất hiện hiện tượng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh?
Chăm sóc và điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh khoa học và hiệu quả
- Không tự ý dùng thuốc hoặc kháng sinh cho trẻ khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ
- Tăng cường cho bé bú mẹ trực tiếp. Khuyến khích cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn vào 6 tháng đầu đời. Đối với trẻ dùng sữa công thức, cần cung cấp đầy đủ lượng sữa theo nhu cầu của trẻ
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn
- Khi trẻ hiện tượng sốt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc
Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh tốt nhất
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, vệ sinh chăn gối của bé thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc
- Tránh cho bé tiếp xúc với không gian sống bị ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc lá
- Giữ ấm cho bé khi thời tiết lạnh
- Tránh các tác nhân gây kích thích đường hô hấp như: khói bụi, lông vật nuôi, hóa chất…
- Cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ lượng sữa trong ngày để tăng hệ miễn dịch
- Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm, không cho trẻ ngâm mình trong nước quá lâu
- Nhỏ vitamin D3 cho trẻ mỗi ngày
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Hiện tượng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.