Ngày nay, người bệnh hen suyễn có xu hướng gia tăng. Điều đáng lo ngại là bệnh hen suyễn thường được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị rất khó khăn. Vì vậy, cần bạn cần biết những dấu hiệu bị hen để cách điều trị hiệu quả?
Những dấu hiệu bị hen cần chú ý
Mỗi bệnh nhân hen suyễn có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Và nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng hen suyễn với các bệnh khác như lao, bệnh phổi,…
Triệu chứng bệnh hen có thể không thường xuyên. Bệnh có thể xuất hiện vào một thời điểm hoặc tiếp xúc với dị nguyên. Dưới đây là một số dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn như khó thở về đêm, thở khò khè, tức ngực, ho khan, sổ mũi.
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ tái phát thường xuyên và nặng hơn. Một số trường hợp tăng nguy cơ cơn hen cấp như:
- Làm việc quá sức, vận động mạnh.
- Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh cũng dễ xuất hiện các triệu chứng hen suyễn.
- Làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm hóa chất cũng dễ bị lên cơn hen,…
- Bệnh nhân tiếp xúc nhiều với phấn hoa, nấm mốc, lông động vật,…
Những dấu hiệu bị hen trở nặng
Những dấu hiệu hen trở nặng bạn nên chú ý để đi khám càng sớm càng tốt:
- Cắt cơn hen xuất hiện thường xuyên hơn, sử dụng thuốc cắt cơn hen nhiều hơn.
- Khó thở hơn, tức ngực, mệt mỏi, khó nói,…
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng trong các trường hợp như:
- Bệnh hen suyễn do tập thể dục nặng hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh, khô.
- Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là do các chất kích thích tại nơi làm việc như khí hoặc bụi, hóa chất gây ra.
- Bệnh hen suyễn là do dị ứng với các chất trong không khí như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông vật nuôi,…
Những ai có nguy cơ mắc bệnh cao
Không giống như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao có thể lây từ người sang người. Bệnh hen suyễn không lây nhiễm. Do đó, những người tiếp xúc với bệnh nhân hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh hen. Về nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Nhưng nhiều nghiên cứu đã xác định một số đối tượng cụ thể sau có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
- Do yếu tố gia đình. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có ba hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh khoẳng 25%. Nếu cả ba hoặc vàmẹ bị hen thì nguy cơ mắc lên đến 50%.
- Những người có liên quan đến dị ứng như bị chàm, nổi mề đay hoặc các bệnh dị ứng khác.
Cách phòng ngừa và điều trị hen
Điều trị
Điều trị nội khoa là phương thức điều trị phổ biến cho bệnh nhân hen suyễn. Bệnh nhân thường được kê đơn thuốc kiểm soát hen suyễn với corticosteroid dạng hít. Sử dụng đồng thời thuốc chủ vận beta. Lời khuyên cho bạn bị hen suyễn nên mang theo thuốc cắt cơn hen bên người.
Lưu ý:
- Tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và ghi lại các triệu chứng gây ra cơn hen suyễn.
- Tái khám đúng lịch để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh hen suyễn. Để bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu điều trị kịp thời và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tốt.
Phòng ngừa hen
Để bệnh hen suyễn không tiến triển và tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Tránh hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể trạng. Tuy nhiên lưu ý chỉ nên chọn các bài tập ở mức độ vừa phải. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện một số bài tập kiểm soát cơn hen.
- Nên tránh dùng các loại thuốc có thể gây cơn hen. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Bạn cần ăn uống điều độ, cần ưu tiên bổ sung rau xanh và trái cây. Đồng thời tránh xa thức ăn có nguy cơ dị ứng.
- Cần giữ nhà cửa sạch sẽ để hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh hen suyễn do nấm mốc, khói bụi.
- Tránh tiếp xúc với những nơi môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn.
- Tránh vận động mạnh khi trời lạnh.
- Kiểm soát cam xúc như quá sợ hãi, tức giận, cười quá to cũng có thể gây ra các cơn hen cấp tính.
- Thực hiện bài tập thở theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tiêm phòng cúm hàng năm cũng là một cách để hạn chế các cơn hen cấp.
Kết,
Hen suyễn là bệnh mãn tính không lây lan. Không chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát tốt khi sử dụng thuốc đúng đủ. Do đó, những người có dấu hiệu hen suyễn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.