Triệu chứng của bệnh bệnh hen nghề nghiệp chính là tình trạng khó thở và thở khò khè thường xuyên tái diễn. Tuy nhiên, do chủ quan và hiểu biết hạn chế, nhiều bệnh nhân không biết rằng bệnh hen của họ thực tế liên quan tới công việc.
Định nghĩa bệnh hen nghề nghiệp
Bênh hen nghề nghiệp là bệnh hen do các yếu tố gây bệnh trong môi trường lao động gây nên.
Yếu tố gây bệnh hen nghề nghiệp
– Yếu tố gây mẫn cảm trong môi trường lao động chủ yếu:
+ Nguồn gốc thực vật như các hạt, bột mì, cà phê, chè, thuốc lá;
+ Nguồn gốc động vật như len, bụi từ súc vật thực nghiệm, từ bọ mạt, côn trùng;
+ Các kim loại đặc biệt muối kim loại như bạch kim, crôm, nickel;
+ Các hợp chất hữu cơ như formaldehyd, phenylen diamin, isocyanat, đặc biệt là toluen, diisocyanat, phthalic anhydrid, eppoxyresin;
+ Các loại kháng sinh, các enzym như chất tẩy rửa
– Yếu tố gây kích thích trong môi trường lao động: Chất kiềm và axit mạnh, những chất oxy hóa mạnh. Như amoniac, clo, clorit hydro, phosgen, oxyd nitơ hay SO2.
Nghề nghiệp nào dễ gây bệnh hen?
Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc dễ gây hen suyễn
– Sản xuất và chế biến mủ cao su;
– Thu gom và xử lý lông động vật;
– Chế biến thực phẩm;
– Đóng gói thịt;
– Làm bánh mỳ;
– Làm chất giặt tẩy;
– Sơn ô tô;
– Sản xuất Vani;
– Chế biến gỗ;
– Mài kim loại;
– Sản xuất dược phẩm và bao bì;
– Nhân viên y tế;
– Nghề, công việc khác có tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm hoặc kích thích.
Dấu hiệu giúp chuẩn đoán sớm bệnh
Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng sớm nhất là khó thở sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen phế quản ở nơi làm việc.
Những triệu chứng báo hiệu trước như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, đỏ mắt. Có khi ho khan vài tiếng, có người thấy tức ngực như có gì chẹn cổ, khó thở. Có khi phải há mồm ra để thở.
Ở một số người, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện muộn hơn sau 12 giờ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản nghề nghiệp thường có biểu hiện xấu vào những ngày làm việc trong tuần. Và mất đi vào những ngày nghỉ cuối tuần nhưng quay trở lại vào ngày đầu tuần và những ngày làm việc.
Tiến triển của bệnh khó biết trước được. Ước lượng khoảng 1/3 bệnh nhân hen nghề nghiệp sẽ khỏi bệnh hoàn toàn nếu họ chuyển khỏi nơi làm việc.
Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng hen dai dẳng mà không có sự cải thiện. Mặc dù đã chuyển nơi làm việc. Bệnh nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng; lao phổi; giãn phế nang; suy tim…
Dự phòng hen phế quản nghề nghiệp
Hen nghề nghiệp là bệnh gây mất khả năng lao động nghiêm trọng và hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Việc dự phòng bệnh phụ thuộc trực tiếp vào thời gian và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Chính bản thân người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:
* Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, giữ gìn vệ sinh đường hô hấp.
* Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nhằm điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện ra bệnh thì cần có biện pháp dự phòng hiệu quả. Như giảm thời gian tiếp xúc và mức độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đã biết. Sử dụng các thuốc điều trị có nguồn gốc thảo dược, điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Những lưu ý về bệnh hen nghề nghiệp” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.