Hen suyễn là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Vậy trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không? Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu ngay trong bài viết này
Hen suyễn ở trẻ là gì? Các dấu hiệu cho thấy trẻ mắc hen suyễn.
Hen suyễn là một bệnh mãn tính liên quan đến viêm mãn tính của đường hô hấp. Trạng thái viêm này làm cho đường hô hấp trở nên rất nhạy cảm đối với các chất kích thích có trong môi trường. Khi tiếp xúc với những chất kích thích này, đường hô hấp (đặc biệt là phế quản) sẽ bị sưng, co thắt và phủ bởi chất nhầy. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn và gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở và cảm giác nặng ngực.
Các triệu chứng của hen suyễn ở trẻ thường không rõ ràng và khó xác định. Một số trường hợp trẻ mắc hen suyễn chỉ biểu hiện qua cơn ho vào ban đêm (số lần nhiều đến mức gây khó ngủ). Mà không có bất kỳ dấu hiệu gợi ý nào khác, và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường. Vì vậy, làm cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp của trẻ, bạn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu bệnh của con để có thể đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Khi nào cần nghi ngờ rằng con bạn có thể bị hen suyễn? Bạn nên xem xét đến khả năng hen suyễn khi trẻ có những dấu hiệu sau:
- Trẻ thường xuyên ho khò khè nhiều lần.
- Trẻ có cơn ho vào ban đêm nhiều lần.
- Trẻ bị ho, khò khè, khó thở. Đặc biệt cảm giác nặng ngực khi tiếp xúc với một số chất gây dị ứng hoặc khói ô nhiễm.
- Trẻ đáp ứng tốt các thuốc điều trị hen
- Có di truyền tiền sử với bệnh hen suyễn
Các yếu tố dị nguyên có thể làm khởi phát cơn hen
- Dị nguyên trong nhà như mạt bụi nhà, lông thú nuôi, nấm mốc, và hóa chất.
- Dị nguyên ngoài nhà như bụi, phấn hoa và khói hương.
- Nhiễm trùng, trong đó nhiễm virus là nguyên nhân chủ yếu.
- Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp, ví dụ như tiếp xúc với than, bụi bông và các chất gây ô nhiễm trong môi trường làm việc.
- Tiếp xúc với thuốc lá thông qua hút thuốc lá bị động từ người lớn trong gia đình.
- Ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm khí thải từ phương tiện giao thông và các nguồn gây ô nhiễm khác trong môi trường sống.
Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không?
Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Hen suyễn ở trẻ không chỉ có nguy cơ gây ra biến chứng cấp tính và lâu dài, mà còn vì những tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị hen trong thời gian dài.
Hen suyễn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh và tử vong ở trẻ em. Sự tử vong trong trẻ thường xảy ra khi trẻ không thể vượt qua được cơn hen cấp tính. Đặc biệt, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn khi gặp cơn hen cấp tính:
- Trẻ đã từng gần chạm tới tình trạng tử vong do hen suyễn và cần được hỗ trợ hô hấp bằng máy.
- Trẻ đã phải nhập viện 2 hoặc 3 lần trong năm qua vì hen suyễn.
- Trẻ đã phải nhập viện trong tháng qua do hen suyễn.
- Đang sử dụng hoặc mới ngừng sử dụng thuốc chứa glucocorticosteroid.
- Phụ thuộc quá nhiều vào thuốc cắt cơn, đặc biệt khi sử dụng hơn một hộp ventolin hoặc tương đương trong hơn một tháng.
- Có lịch sử không tuân thủ điều trị hen suyễn.
Ngoài biến chứng nguy hiểm nhất là suy hô hấp dẫn đến tử vong ở trẻ, hen suyễn phế quản mạn tính còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Kisho Asma – Thần dược trị hen suyễn
Bài thuốc Kisho Asma đã được nhiều bệnh nhân hen suyễn tin tưởng sử dụng. Đây là một bài thuốc Đông y có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, được cho là an toàn, không gây tác dụng phụ và có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, việc sử dụng Kisho Asma nên được kết hợp với sự chỉ định của bác sĩ và có thể kết hợp với thuốc tây. Sau 2 tháng sử dụng, người bệnh có thể thấy các triệu chứng hen suyễn giảm rõ rệt. Sau 5 tháng sử dụng, tần suất tái phát bệnh hen suyễn cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc đưa ra đơn thuốc phù hợp phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng bệnh nhân, do đó cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không” của bạn. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé