Nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh hen suyễn với các biểu hiện như ho khan, khó thở. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ như chán ăn, mệt mỏi. Điều này khiến ba mẹ lo lắng. Nên trẻ nhỏ bị hen suyễn có chữa được không là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm.
Hen suyễn ở trẻ nhỏ
Hen phế quản hay còn gọi là hen phế quản, bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản bị co thắt, sưng to, chứa đầy dịch nhầy, dẫn đến ho, thở khò khè, khó thở.
Các yếu tố gây lên cơn hen thường gặp ở trẻ em là tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất, ô nhiễm của không khí, thay đổi thời tiết,… Các triệu chứng để ba mẹ phát hiện hen suyễn ở trẻ là:
- Trẻ bị ho tái phát nhiều lần. Ho là một phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất tiết hoặc các dị nguyên ra bên ngoài. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng hô hấp. Tuy nhiên nếu ho kéo dài, nhất là về đêm thì có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn.
- Thở khò khè: Do phế quản bị sưng viêm, không khí đi qua bị cản trở tạo nên tiếng thở khò khè. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn.
- Thở gấp gáp: Vì đường thở bị hẹp lại nên trẻ càng cố thở nhanh để lấy oxy.
- Mặt tái xanh, vã mồ hôi: Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy sẽ có biểu hiện mặt xanh xao, vã mồ hôi.
Trẻ nhỏ bị hen suyễn có chữa được không?
Trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao hơn so với người lớn. Trẻ em từ 12-13 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao. Bệnh hen suyễn ở trẻ nếu không được nhận biết và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Xẹp phổi: Đây là biến chứng thường gặp. Xảy ra ở 1/3 số trẻ nhập viện vì hen suyễn.
- Giãn phế nang: Ở bệnh nhân hen suyễn, tính đàn hồi của các phế nang giảm dần theo thời gian. Dẫn đến giảm thể tích khí thở ra và tăng lượng khí tồn đọng.
- Tràn khí màng phổi: Hen phế quản làm cho các phế nang bị giãn phế nang. Tại các phế nang bị giãn có ít mạch máu được nuôi dưỡng, áp lực trong phế nang tăng cao. Do đó khi làm việc gắng sức hoặc ho nhiều, các phế nang có xu hướng vỡ ra gây tràn dịch màng phổi.
- Tổn thương não: Suy hô hấp kéo dài dẫn đến thiếu oxy não.
- Suy hô hấp: Thường gặp ở bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở dai dẳng, tím tái, có khi ngừng thở phải thở máy. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong.
Cách điều trị hen phế quản ở trẻ
Những phương pháp dưới đây sẽ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc điều trị hen suyễn ở trẻ em cần được tuân thủ nghiêm ngặt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt khi ra ngoài, ba mẹ phải mang theo thuốc dự phòng. Các loại thuốc điều trị hen suyễn thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc cắt cơn: Thuốc dạng hít giúp giảm nhanh các triệu chứng hen cấp.
- Thuốc kiểm soát lâu dài: Người bệnh sử dụng hàng ngày để tránh bệnh tái phát hoặc kiểm soát cơn hen cấp.
Tái khám định kỳ
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện tiến độ bệnh. Từ đó thay đổi loại thuốc và điều chỉnh lượng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại để hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Liệu sử dụng thuốc hít cho trẻ nhỏ có ảnh hưởng gì không?
Nhiều bậc cha mẹ lo ngại việc sử dụng ống hít, bình xịt hen suyễn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các loại thuốc thường được sử dụng là corticosteroid dạng hít, thuốc giãn phế quản,… có tác dụng kiểm soát bệnh, giảm các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển nặng và có gây ra những tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng quá. Vì những loại thuốc này bác sĩ chỉ cho sử dụng với liều lượng nhỏ. Một lượng nhỏ để mở đường thở và không gây ra nhiều tác dụng phụ ở các cơ quan khác so với thuốc uống và tiêm.
Biện pháp phòng ngừa hen suyễn tại nhà
Để giảm các triệu chứng của bệnh, ba mẹ nên:
- Để trẻ tránh xa các tác nhân gây hen suyễn như khói thuốc, phấn hoa, lông thú cưng, chất kích ứng, hóa chất độc hại,…
- Cho trẻ vận động, tập thể dục mỗi ngày.
- Giữ cân nặng của trẻ hợp lý, tránh béo phì.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, tăng cường cung cấp vitamin bằng rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.
- Hướng dẫn trẻ các bài tập thở để giảm các triệu chứng hen suyễn.
Kết,
Bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng các triệu chứng có thể được cải thiện khi được chăm sóc và kiểm soát đúng cách. Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen phế quản, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua qua hotline 0983 96 95 96. Hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được tư vấn nhiệt tình nhé!