Trẻ sơ sinh viêm phế quản vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến các biến chứng về đường hô hấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức cảnh giác để nhận biết và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Trẻ sơ sinh viêm phế quản là như thế nào?
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh xảy ra ở đường thở dưới hay còn gọi là sưng cuống phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản vẫn chưa đến phổi, chỉ là tình trạng viêm ở niêm mạc của phế quản. Viêm phế quản khiến trẻ ho, đau họng, sổ mũi. Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng,…
Nguyên nhân viêm phế quản
- Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn từ xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp. Các vi khuẩn thường gây viêm đường hô hấp bao gồm: Chlamydia pneumoniae, Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Streptococcus pneumoniae,…
- Ngoài ra còn có một số các trường hợp viêm đường hô hấp do các loại virus như HSV, Coronavirus,…
- Tác nhân vật lý như xạ trị, chấn thương lồng ngực, không khí quá khô hoặc quá ẩm,…
- Các tác nhân hóa học như như: Khói bụi, sản phẩm hóa học, khói thuốc lá, khói xe,…
- Ngoài ra, các nguyên nhân bên trong gây hoại tử các mô hô hấp như: Xuất huyết mạch máu phổi, thuyên tắc phổi,…
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Những triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc viêm phổi phế quản:
- Tắc nghẽn đường thở dưới khiến bé thở khò khè, khó thở.
- Khi viêm đường hô hấp trên do bội nhiễm vi khuẩn trẻ có thể sốt trên 38 độ độ C, tim đập nhanh, thở gấp.
- Nếu nguyên nhân là do virus trẻ có thể sốt, mệt mỏi, cơ thể lừ đừ.
- Hội chứng suy hô hấp: Khó thở, co thắt các cơ hô hấp phụ.
- Triệu chứng liên quan phế quản: Ho khan, ho có đờm, tức ngực.
- Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, sẽ xuất hiện biểu hiện đau tức ngực khi hít thở sâu, ho ra đờm, ho ra máu.
Điều trị viêm phế quản như thế nào?
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Để chữa trị dứt điểm bệnh, trước tiên ba mẹ nên làm giảm các những triệu chứng.
- Sốt: Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C thì nên uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Các mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Thuốc trị ho: Trong trường hợp ho dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày thì nên uống thuốc giảm ho. Ba mẹ không nên lạm dụng thuốc ho cho trẻ vì có thể làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt, không nên dùng thuốc ho cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây ức chế hô hấp.
- Thuốc long đờm: Thuốc loãng đờm thường được sử dụng để làm sạch chất nhầy trong đường thở.
- Co thắt phế quản: Dùng các thuốc giãn phế quản dưới dạng khí dung.
Sốt cao trên 39 độ C là một trong những triệu chứng viêm phế quản nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm phế quản
- Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú nhiều hơn khi bị viêm phế quản.
- Vệ sinh mũi hoặc rửa mũi cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Chườm khăn ấm, lau toàn thân để hạ sốt cho trẻ.
- Vệ sinh môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ.
- Tránh để trẻ hít phải mùi hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc lá.
- Hạn chế cho trẻ nằm điều hòa hoặc trước quạt quá lâu. Không nên chĩa thẳng máy lạnh hoặc quạt vào người trẻ.
- Giữ ẩm cơ thể trẻ khi trời trở lạnh nhưng không nên mặc quá dày, không thấm mồ hôi.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh chủ yếu do virus nên việc sử dụng thuốc kháng sinh thường không hiệu quả. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có chỉ định của bác sĩ. Thường dùng cho các trường hợp sau: Ho kéo dài hơn 7 ngày. Ho nhiều đờm hoặc có mủ. Khi đang mắc các bệnh mãn tính như suy tim, hen suyễn.
Cách hỗ trợ chữa trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh hiệu quả là rửa mũi hàng ngày
Kết,
Trẻ sơ sinh viêm phế quản thường gặp ở trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc trẻ mắc các bệnh mãn tính. Tuỳ vào lý do mắc bệnh mà các triệu chứng hô hấp khác nhau tùy. Bệnh viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được điều trị kịp thời và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý những biện pháp đã nêu trên để giúp trẻ khỏi bệnh càng sớm càng tốt. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc về bệnh, cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.