Hen suyễn là bệnh mãn tính gây khó khăn cho cuộc sống thường ngày. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn, chúng ta có thể tự trị bệnh hen suyễn tại nhà bằng một số mẹo dân gian. Hãy cùng KISHO ASMA tìm hiểu nhé.
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản là một bệnh thuộc đường hô hấp. Bệnh này có thể gặp cả ở trẻ em và người lớn. Hen suyễn là bệnh mãn tính và chưa có phương pháp điều trị triệt để. Vì vậy, bệnh nhân phải có các biện pháp kiểm soát triệu chứng để có thể sống chung với bệnh.
Hen suyễn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, đặc biệt và về mặt vận động. Người bệnh hen suyễn cần có nhiều chú ý để bệnh không trở nặng.
Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn
Nguyên nhân gây nên hen phế quản chưa được xác định một cách chính xác. Nhưng người ta cho rằng nó có thể xuất phát từ yếu tố di truyền và sự tác động tiêu cực từ môi trường ngoài đối với cơ thể, cụ thể là hệ hô hấp. Các biểu hiện của hen phế quản xuất hiện khi cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng gây ra co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản. Từ đó dẫn đến việc bệnh nhân khó thở, tức ngực, thở khò khè, thở rít, ho nhiều và khạc nhiều đờm đặc.
Ngoài nguyên nhân di truyền thì có rất nhiều yếu tố từ môi trường ngoài gây hen suyễn
Một số nguyên nhân gây ra hen suyễn đã được nghiên cứu sẽ được liệt kê dưới đây. Tùy cơ địa và môi trường sống của mỗi người mà biểu hiện bệnh sẽ nặng nhẹ khác nhau:
- Vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Thời tiết lạnh hoặc quá lạnh
- Khói bụi, khói thuốc, khí thải, mùi hóa chất trong không khí
- Vận động quá sức
- Lo lắng, stress kéo dài
- Dị ứng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen
- Dị ứng thức ăn như đậu phụ, hải sản, thức uống có cồn,…
Bệnh hen suyễn có lây không? Đối tượng mắc bệnh là ai?
Rất may mắn rằng bệnh hen suyễn không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan. Các thành viên sống chung trong một không gian, dùng chung vật dụng hoặc ăn uống chung cũng không lây bệnh cho nhau. Vì nguyên nhân gây hen suyễn không phải do virus hoặc vi khuẩn.
Giới tính, độ tuổi, tình trạng cơ thể và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng lớn đến đối tượng có thể mắc hen phế quản, cụ thể như sau:
- Ở trẻ em, bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái.
- Từ lứa tuổi 20 thì tỉ lệ mắc bệnh giữa 2 giới là như nhau
- Từ lứa tuổi 40 thì tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam
- Những người thừa cân, béo phì, hoặc hút thuốc hay sống trong môi trường nhiều khói thuốc cũng có nguy cơ cao mắc hen suyễn
- Những ai từng bị viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng hoặc các chứng dị ứng khác cũng dễ bị hen phế quản.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc hen phế quản
Sống chung với hen suyễn tại nhà
Dù rằng bạn không thể tự điều trị bệnh hen suyễn tại nhà mà cần thăm khám tại bệnh viện. Nhưng chúng ta vẫn có các mẹo để bạn giảm thiểu hơn ho, làm tan đờm và có cuộc sống dễ chịu hơn tại nhà.
Phòng ngừa suyễn quay lại
Đầu tiên, bạn cần thay đổi lối sống của mình. Hãy sinh hoạt thật lành mạnh và ăn uống đủ chất. Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp cũng là điều cần thiết. Quan trọng hơn hết là bạn hãy luôn giữ không gian sống sạch sẽ.
Vì các tác nhân ngoài cũng là nguyên nhân gây hen suyễn, bạn cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và tránh xa khói bụi, phấn hoa, khói thuốc, lông thú cưng,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, đậu nành, đồ muối chua,…
Các mẹo trị hen suyễn tại nhà
- Khi cảm thấy khó thở, bạn có thể nhai một chút gừng tươi và xíu muối để dễ thở hơn
- Trước khi đi ngủ, hãy cho một ít gừng cắt nhỏ vào chén nước sôi rồi uống. Cách này sẽ giúp long đờm và giảm ho
- Mỗi uống sáng hãy pha một ít bột nghệ (khoảng ¼ thìa cà phê) cùng với nước ấm để uống
- Mỗi tối bạn có thể nhỏ 1 vài giọt dầu khuynh diệp lên ngực và massage nhẹ nhàng, cách đơn giản nhất là hãy xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Sau đó hãy giữ ấm cho cổ và ngực thật kỹ
- Cho một ít dầu khuynh diệp vào một chiếc khăn tay và để gần sát đầu khi đi ngủ. Nó sẽ giúp bạn dễ thở hơn
Các mẹo dân gian giúp bạn dễ sống chung với bệnh hen phế quản hơn
Trước khi áp dụng những cách trị bệnh hen suyễn tại nhà ở trên, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được khám bệnh một cách an toàn nhé. Những mẹo này sẽ hỗ trợ bạn giảm cơn suyễn, tan đờm và giảm ho hiệu quả. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!