Hen suyễn ở người lao động là bệnh lý xảy ra do tác động ảnh hưởng của các loại dị nguyên thuộc nguồn gốc động vật, thực vật hay hóa chất với người tiếp xúc trong quá trình lao động gây nên các rối loạn bệnh lý đặc trưng.
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn, còn được gọi là hen phế quản (tiếng Anh: Asthma), là một bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn của đường thở do sự phù nề, viêm niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm và co thắt của cơ trơn phế quản. Bệnh thường xảy ra khi bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các tác nhân kích thích, gây ra các triệu chứng như ho, cảm giác nặng ngực, khó thở và khò khè.
Nguyên nhân hen suyễn ở người lao động
Các triệu chứng của hen suyễn có thể khác nhau đối với từng người. Các biểu hiện của hen suyễn thường không đồng nhất và có thể gây nhầm lẫn với các bệnh phổi khác như giãn phế quản, lao, COPD và những bệnh tương tự.
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên bệnh này, đó là:
Các tác nhân có trọng lượng phân tử cao như:
Sản phẩm của động vật, côn trùng: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi
Các động vật ở labo: chuột, thỏ, cừu.
Chim bồ câu, gà, côn trùng nuôi: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi.
Thực vật: hạt cà phê, chè.
Enzym sinh học (trypsin, papain): công nghiệp xà phòng, thuốc.
Nhựa, cao su: nhân viên y tế, sản xuất đồ chơi.
Gốm thực vật: sản xuất gốm, thợ in.
Khác: chế biến thuỷ sản (tôm, cua).
Các tác nhân trọng lượng phân tử thấp:
Diisocyanate: nhà máy sản xuất nhựa, sơn
Anhydrit: nhà máy sản xuất nhựa.
Bụi gỗ: chế biến gỗ.
Kim loại (nickel, platinum): công nghệ kim loại nặng.
Thuốc (penixicllin, cephalosporin, salbutamol, tetraxicllin): công nghiệp hóa, dược.
Khác: formalin, hexachlorophere (sử dụng ở bệnh viện).
Triệu chứng hen suyễn ở người lao động
– Ho dai dẳng, thường tăng vào ban đêm.
– Khó thở.
– Thở ra khò khè, một dấu hiệu phổ biến ở trẻ em mắc hen suyễn.
– Khó thở gây rối loạn giấc ngủ, hoặc có cơn ho hoặc thở khò khè.
– Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên nặng hơn do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn của trẻ có thể đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:
– Các triệu chứng bệnh hen suyễn xuất hiện thường xuyên hơn và gây khó chịu hơn.
– Khó thở tăng lên, có thể được đo bằng máy đo lưu lượng đỉnh để kiểm tra hoạt động của phổi.
– Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn hen thường xuyên hơn.
Điều trị hen suyễn ở người lao động
+ Giải mẫn cảm cho người bệnh , tuy kết quả còn hạn chế nhưng vẫn có tác dụng nhất là đối với những người không thể hoàn toàn ngừng tiếp xúc với môi trường làm việc có dị nguyên gây hen.
+ Thuốc điều trị có nhiều loại, chủ yếu dùng thuốc giãn phế quản trong cơn cấp. Trong trường hợp nặng có thể dùng corticosteroid, thuốc giảm ho, long đờm, sinh tố các loại, nâng cao thể trạng.
Dự phòng
+ Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hơi khí độc tại chỗ và chung của phân xưởng.
+ Điều tra nguy cơ: Nắm biết danh mục các loại dị nguyên trong sản xuất.
+ Khám tuyển:
Tổ chức khám tuyển để loại những người có bệnh ngoài da mạn tính, cơ địa dị ứng, mẫn cảm, tiền sử hen gia đình. Thử nghiệm da trong khám tuyển có gia trị cao giúp giảm tỷ lệ mắc hen nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất.
+ Phát hiện cảm ứng sớm:
Phát hiện tắc nghẽn phế quản bằng đo thể tích thở ra tối đa/giây (FEV1 ) trước và sau lao động.
+ Cơ giới hóa, tự động hóa, lao động khép kín quy trình sản xuất.
+ Thay thế dần các loại nguyên liệu là các dị nguyên gây bệnh.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Triệu chứng hen suyễn ở người lao động” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp ađiều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.