Thời điểm giao mùa, ở các tỉnh miền Bắc, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn chính là nguyên nhân gia tăng lượng trẻ nhập viện vì hen hoặc lên cơn hen. Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người hen suyễn thế nào? Theo dõi ngay bài viết này để biết thêm nhé
Dấu hiệu nhận biết hen suyễn
Để nhận biết bệnh hen phế quản, có thể nhìn nhận các dấu hiệu sau:
- Người bệnh có thể trải qua nhiều triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan. Ngoài ra còn cảm giác buồn ngủ trước khi cơn hen bùng phát.
- Khi cơn hen xảy ra, người bệnh sẽ có hơi thở khò khè, thở nhanh và ho liên tục. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện. Bao gồm đau ngực, cảm giác khó nói, cảm giác bất an và lo lắng, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, môi và đầu ngón tay có thể trở nên tím tái.
Khi không điều trị kịp thời các triệu chứng trên. Bệnh nhân có nguy cơ bị giảm oxy trong máu, thiếu máu não, gây ngất xỉu, mất ý thức và có thể đe dọa tính mạng.
Điều trị hen suyễn tại nhà như thế nào?
Điều trị hen suyễn là quá trình kéo dài và cần sự tuân thủ nghiêm ngặt. Để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số cách điều trị tại nhà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Đảm bảo bạn tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình sử dụng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Thuốc điều trị hen suyễn bao gồm các loại thuốc kháng viêm, thuốc giãn phế quản và thuốc giảm triệu chứng. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng hoặc dừng sử dụng thuốc.
Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích
Một số chất kích thích như hóa chất trong thuốc lá, hương liệu mạnh có thể gây ra khó thở và tăng triệu chứng hen suyễn. Hạn chế tiếp xúc với những chất này có thể giúp giảm tác động tiêu cực lên đường hô hấp.
Giữ môi trường trong nhà sạch và thoáng
Đảm bảo không có chất gây dị ứng hoặc chất gây kích thích. Có thể kể đến như bụi, phấn hoa hoặc một số hóa chất trong không khí. Vệ sinh thường xuyên nhà cửa và sử dụng bộ lọc không khí để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
Thực hiện biện pháp tạo ẩm
Sử dụng máy tạo ẩm hoặc bát nước để làm tăng độ ẩm trong không khí. Điều này có thể giảm triệu chứng hen suyễn và giúp hạn chế việc ho khó chịu.
Thực hiện các bài tập hô hấp
Bài tập hô hấp nhẹ nhàng như thở sâu và chậm, hoặc hít vào qua
Vai trò của gia đình trong điều trị hen phế quản
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc điều trị HPQ. Cha mẹ cần biết được diễn biến của bệnh để lập kế hoạch điều trị cụ thể cho trẻ. Hiện nay, nhiều người mới chỉ chú ý đến việc điều trị cắt cơn trong khi nguyên nhân gây bệnh còn là do di truyền, do gen… Chính vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa hô hấp ngay khi trẻ có cơn hen điển hình: bắt đầu với hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng và càng lúc càng khò khè, khó thở, phải ngồi chồm người để thở và vận dụng các cơ hô hấp phụ. N
goài ra, trẻ bị ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần sau khi vận động mạnh, khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát cơn (bụi bặm, khói thuốc, nấm mốc…), khi thay đổi thời tiết…
Tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen, bắt đầu ngay từ trong phòng ngủ của trẻ, không dùng thảm, không nuôi súc vật, không hút thuốc lá, không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi. Hằng năm nên cho trẻ tiêm phòng cúm. Đối với những trẻ bị hen do khí hậu, nếu có thể thì chuyển trẻ đến nơi ở có môi trường khí hậu trong lành hơn.
Gia đình cần chủ động tra đổi với giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách lớp về bệnh lý hen phế quản mà con đang mắc phải. Những lưu ý đặc biệt về bệnh lý của con để nhà trường có thể phối hợp xử lý trong các trường hợp khẩn cấp.
Điều trị hen suyễn tại nhà kiêng ăn gì?
Để điều trị hen suyễn hiệu quả và hạn chế tái phát, người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống. Dưới đây là một số hướng dẫn về chế độ ăn cho người bị hen suyễn:
Hạn chế
- Tránh các thực phẩm gây dị ứng: Các loại thịt bò, gà, cá trích, tôm, cua, trứng, cá ngừ. Còn có sò lông, nhộng tầm, măng tre, đậu phộng, hạt điều, trái thơm và đặc biệt là bia và rượu.
- Hạn chế lượng muối: Nên giới hạn lượng muối ăn hàng ngày dưới 6g. Tránh các thức ăn có nhiều muối như nước có ga. Đồng thời, tránh ăn các loại trái cây muối. Chẳng hạn dưa hấu và các loại rau ngâm muối như dưa chua.
Nên bổ sung
- Tăng cường omega-3 và beta caroten: Người bệnh hen suyễn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo omega-3. Như cá hồi, cá trích và cá thu hạt có dầu. Ngoài ra, cần dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten như gấc, khoai lang bí, rau ngót. Bên cạnh đó là ớt chuông màu vàng, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, màu cam để hỗ trợ giảm viêm và tăng cường chức năng hô hấp.
- Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C: Người bệnh hen suyễn nên ăn nhiều rau sạch, củ, quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long. Các loại rau: rau bồ ngót, cải bó xôi, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm.
Ngoài ra, nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh. Cần ăn đủ các nhóm thực phẩm và tránh thực phẩm nhanh, thức ăn có nhiều chất béo và đường. Việc thực hiện một chế độ ăn phù hợp có thể hỗ trợ quá trình điều trị hen suyễn và giúp giảm triệu chứng.
Lời kết
Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé