Viêm phế quản là căn bệnh thường gặp ở nước ta hiện nay. Thông thường bệnh viêm phế quản sẽ được kiểm soát tốt nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên nếu bệnh biến chuyển xấu sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu viêm phế quản ho ra máu thì sẽ rất nguy hiểm. Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu về vấn đề này nhé
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng bị viêm niêm mạc ống phế quản khiến đường thở bị tổn thương. Thông thường viêm phế quản thường được chia ra làm hai loại. Đó là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.
- Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc phế quản. Tuy nhiên viêm nhiễm là do vi khuẩn, vi rút gây nên chứ không phải tổn thương niêm mạc
- Viêm phế quản mãn tính: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh sẽ rất khó điều trị. Lúc này đường niêm mạc bị sưng lên khiến viêm và kích thích ống phế quản. Những tổn thương này gây ra các triệu chứng về đường hô hấp nhất là các cơn ho, đờm. Mức độ bệnh nghiêm trọng hơn viêm cấp tính nhiều lần. Có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm
Nguyên nhân của viêm phế quản
Thông thường hơn 90% bệnh nhân viêm phế quản do sự tấn công của vi rút. Tuy nhiên viêm phế quản có thể được hình thành bởi nhiều yếu tố. Một số yếu tố có thể kể tới như:
- Sự ảnh hưởng của môi trường: Phế quản liên quan đến hệ hô hấp. Vì vậy những tác động xấu từ môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm là những tác nhân phổ biến gây tổn thương đường hô hấp, gây viêm phế quản
- Sức đề kháng kém: Hệ miễn dịch yếu, bị tổn thương là điều kiện lý tưởng để cho vi rút tấn công. Đặc biệt người có tiền sử dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh… Những người mắc bệnh viêm phế quản thường là trẻ con, trẻ sơ sinh, người cao tuổi
- Tính chất công việc: Làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với hóa chất, chứa các chất kích thích có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao
- Bệnh trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày là một trong bệnh có ảnh hưởng tới viêm phế quản. Những tổn thương, gây viêm phế quản do quá trình lặp lại của việc ợ nóng, ợ chua khiến kích thích đường họng
Viêm phế quản ho ra máu nguy hiểm như thế nào?
Khi viêm phế quản do nhiễm virus hay nhiễm trùng đường hô hấp sẽ xuất hiện tình trạng ho ra máu. Tùy vào mức độ ho và tình trạng bệnh để chuẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân ho ra máu tươi liên tục, số lượng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưu lượng máu trong cơ thể. Điều này niêm mạc đã bị tổn thương nặng cần đưa bệnh nhân cấp cứu kịp thời nhanh chóng. Tránh để bệnh nhân hôn mê do thiếu máu dẫn tới tử vong
Xử lý viêm phế quản ho ra máu
Khi bị viêm phế quản, những cơn hen xuất hiện gây tổn thương mạnh tới niêm mạc phế quản. Nếu như tình trạng bệnh đi kèm với việc ho ra máu cần được xử lý kịp thời và nhanh chóng
Đối với trường hợp ho ra máu nhẹ: Ho ra máu nhẹ là ho dưới 50 ml. Ho chỉ ra ít máu, lẫn trong đờm. Đối với trường hợp này cần để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, sử dụng phương pháp cắt cơn hen ngay tức thì.
Đối với ho trung bình: Là lưu lượng ho từ 50 tới 200 ml. Lúc này cần đưa ngay tới cơ sở y tế để chữa trị
Ho nặng: Đối với những cơn ho ra nhiều hơn 200 ml máu thì việc này vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Đôi khi cần được truyền máu bổ sung
Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh hen suyễn và phương pháp điều trị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để chúng tôi giải đáp cho bạn ngay nhé