Viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện của trẻ. Bệnh do virus gây ra hoặc tổn thương cấp tính lan đến phế nang, lâu ngày dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Nếu không phát hiện sớm, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Vì vậy, các gia đình cần lưu ý tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bệnh viêm phế quản phổi để chủ động phòng tránh và điều trị cho con em mình nhé.
Viêm phế quản phổi là bệnh gì?
Viêm phế quản phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi. Nếu vì một lý do nào đó, các túi khí trong phổi chứa đầy mủ thì oxy sẽ khó đến được nguồn máu. Phế quản phổi bị viêm nhiễm, khiến các phế nang của cơ quan này chứa nhiều dịch khiến chức năng phổi bị suy yếu.
Viêm phế quản phổi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ vì đây là đối tượng có sức đề kháng kém. Trẻ dưới 1 tuổi, sinh non đang bị cảm, cúm, sởi,… thường dễ bị viêm phế quản phổi. Thủ phạm chính là do virus, sau đó là bội nhiễm vi khuẩn hoặc cả hai. Các vi khuẩn phổ biến nhất là phế cầu, tụ cầu và liên cầu khuẩn.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản phổi
Tùy theo độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị viêm phế quản phổi có những biểu hiện khác nhau. Ba mẹ sẽ khó nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. Vì các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ mà gia đình cần lưu ý:
- Ho nhiều, hắt hơi, sổ mũi kèm theo triệu chứng sốt nhẹ hoặc không.
- Tình trạng ho dai dẳng của trẻ nặng hơn về đêm hoặc sáng sớm.
- Đau họng, xuất hiện nhiều đờm xanh, vàng.
- Khó thở, thở khò khè kèm theo mệt mỏi, bỏ bú, khó tiêu, nôn, tiêu chảy,…
Lưu ý: Sốt không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm phế quản phổi. Theo các bác sĩ trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc không. Nếu không phát hiện sớm bệnh sẽ lan xuống 2 phế quản và gây viêm túi khí quản. Vì lúc này, phổi của trẻ đã tắc nhiều dịch nên gây ra sốt cao trong nhiều giờ.
Điều trị viêm phế phổi ở trẻ như thế nào?
Viêm phế quản phổi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Thông thường bệnh phát triển và cải thiện sau 7-10 ngày. Trong giai đoạn này, ba mẹ cần chú ý chăm sóc và theo dõi các triệu chứng của trẻ để điều trị dứt điểm:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0.9%, rửa mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày để loại bỏ chất nhầy.
- Giữ ấm cho trẻ, cho trẻ uống nước ấm để tránh viêm phế quản phát triển thành viêm phổi,…
- Chườm nóng khi trẻ bị sốt thường xuyên và theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nên tự ý cho bé uống thuốc kháng sinh.
- Cho trẻ uống nhiều nước không chỉ giúp hạ sốt mà còn làm dịu các đường thở bị tắc nghẽn.
- Sử dụng mật ong để giảm ho cho trẻ. Các mẹ có thể cho trẻ uống mật ong trực tiếp hoặc pha với nước ấm để làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ cho trẻ uống mật ong trên 1 tuổi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Bên cạnh những biện pháp chăm sóc trẻ ở trên, ba mẹ cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn:
- Nên cho trẻ ăn mềm, vì thức ăn quá mặn có thể làm tăng các triệu chứng viêm nhiễm.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp để trẻ dễ nuốt hơn.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ và các vitamin như A, C, E,… để tăng sức đề kháng.
Phòng ngừa viêm phế phổi cho trẻ sơ sinh
Để phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ hiệu quả, ba mẹ nên thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
- Đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều kẽm và vitamin D cho trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày trên 6 tháng. Trẻ dưới 6 tháng cho bú sữa mẹ nhiều hơn.
- Đảm bảo nơi ở của trẻ luôn trong lành và hợp vệ sinh, không để trẻ tiếp xúc với khói, khói thuốc lá.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phổi. Vệ sinh mũi họng cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cho trẻ vào buổi sáng và buổi tối, đặc biệt là khi trời lạnh.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh hô hấp cấp và mãn tính ở trẻ em.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc gần với người bị viêm đường hô hấp cấp tính.
Kết,
Bài viết trên đã chắc đã giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh. Tốt nhất, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khi có các biểu hiện của bệnh. Để được kiểm tra, đánh giá và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.