Sau khi bị cảm cúm, cảm lạnh đường hô hấp trên do virus, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm thanh khí phế quản. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính. Nếu trẻ không được điều trị đúng lúc sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vậy viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ em là gì? Cách chăm sóc như thế nào để trẻ mau khỏi bệnh?
Viêm thanh khí phế quản là gì?
Viêm thanh khí phế quản là tình trạng thanh quản và khí quản bị viêm, phù nề. Dẫn đến đường dẫn khí bên dưới dây thanh âm bị thu hẹp, gây ra hiện tượng khó thở.
Trẻ em thường bị viêm thanh khí phế từ 3 tháng đến 5 tuổi. Đỉnh điểm là 2 tuổi, trẻ trai dễ mắc hơn trẻ gái. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào cuối thu sang đông. Viêm thanh khí phế quản thường tái phát trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Và khoảng 15% bệnh nhi có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nguyên nhân trẻ bị viêm thanh khí phế quản
Virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ. Trong đó virus parainfluenza chiếm hơn 50%. Đa phần các trường hợp nhập viện vì viêm thanh khí phế quản ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ trẻ em phải nhập viện điều trị dưới 10%.
Bệnh viêm thanh khí phế quản còn do các loại virus khác gây ra. Chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus rhovovirus và virus adenovirus. Nguyên nhân do vi khuẩn thường hiếm và có thể do vi khuẩn bạch hầu và Mycoplasma pneumoniae gây ra.
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em có thể tái phát. Đặc biệt ở trẻ em nhạy cảm với kháng nguyên virus, do các yếu tố dị ứng. Ngoài ra, cần kiểm soát vấn đề trào ngược dạ dày để giảm các đợt tái phát trong tương lai.
Phân loại tình trạng viêm thanh khí phế quản
Do virus
Trẻ em bị viêm thanh khí phế quản do nhiễm virus là phổ biến nhất. Và có triệu chứng giống như cảm lạnh với ho khan. Giọng nói của trẻ trở nên khàn và hơi thở nặng nề hơn. Ngoài ra trẻ cảm thấy các triệu chứng khó chịu hơn khi khóc hoặc đang di chuyển. Ba mẹ nên cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nặng hơn. Trẻ khó thở, thậm chí không họ nhưng vẫn có thể nghe thấy tiếng khò khè. Hầu hết trẻ em bị nhiễm virus đều bị sốt, thậm chí sốt cao đến 40 độ C.
Do co thắt
Trẻ bị co thắt là do dị ứng hoặc do trào ngược dạ dày. Trẻ thường bị co thắt đột ngột vào giữa đêm. Ban đầu trẻ ngủ bình thường và tỉnh dậy thở hổn hển trong vòng vài giờ. Ở trẻ bị viêm thanh khí quản do co thắt không có triệu chứng sốt. Bệnh giống hen suyễn và được điều trị bằng thuốc dị ứng hoặc trào ngược.
Triệu chứng của viêm thanh khí phế quản
Trẻ bị nhiễm virus có các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, ho, khàn giọng, khó nuốt, sổ mũi. Các triệu chứng giống như nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu viêm thanh khí phế quản nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ bị suy hô hấp, co rút lồng ngực hay thở rít.
Cơn ho kéo dài đến 1 tuần. Khi trẻ hết ho, các triệu chứng khác sẽ nhanh chóng tự cải thiện. Các triệu chứng có thể nặng hơn vào ban đêm. Tùy theo hệ miễn dịch, cấu tạo đường thở của từng trẻ mà mức độ bệnh cũng khác nhau. Khoảng 3 đến 7 ngày là thời gian trung bình trẻ mắc bệnh, tuy nhiên một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần.
Cách chăm sóc trẻ viêm thanh khí phế quản cấp
Việc quan trọng là phải chăm sóc trẻ cẩn thận. Để cải thiện các triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ
- Giữ cho không khí trong phòng có độ ẩm vừa phải, không khí hanh khô có thể gây ho. Ba mẹ có thể làm ẩm phòng bằng máy tạo độ ẩm, nếu không thì lấy khăn ướt treo trong phòng cho bé.
- Cho trẻ uống nhiều nước, chất nhầy trong đường thở là nguyên nhân chính khiến bé bị ho và co thắt. Uống nước có thể làm loãng chất nhầy và hạn chế co thắt, cải thiện tình trạng ho. Ngoài nước lọc, ba mẹ có thể cho trẻ uống các loại nước hoa quả.
- Giám sát chặt chẽ trẻ vì tình trạng viêm thanh khí phế quản
có thể xảy ra nguy hiểm bất kỳ lúc nào. - Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại như khói bụi, thuốc lá hoặc những tác nhân có thể khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu con bạn có dấu hiệu bị bệnh, hãy cho chúng nghỉ học để hạn chế việc lây nhiễm bệnh sang người khác thông qua ho hoặc hắt hơi.
Khi phát hiện các triệu chứng sau, ba mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được điều trị ngay. Trẻ khó thở, toàn thân xanh xao, khó nuốt, sốt liên tục hơn 3 ngày. Các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn 19 ngày. Mặc mù hầu hết các trường hợp viêm thanh khí phế quản đều nhẹ và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng ba mẹ không nên chủ quan mà hãy theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bé. Nếu có các dấu hiệu bất thường trên. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.
Kết,
Có thể thấy, viêm thanh khí phế quản cấp ở trẻ em là căn bệnh phổ biến ít để lại hậu quả nguy hiểm. Nhưng không phải vì thế mà ba mẹ có thể chủ quan khi trẻ gặp phải tình trạng này. Mà phải theo dõi sát sao các triệu chứng của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm viêm thanh khí phế quản, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.