Dù bạn ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì bạn vẫn có khả năng mắc bệnh suyễn. Mắc bệnh suyễn có thể gây nên cản trở lớn cho cuộc sống của bạn. Vậy triệu chứng và nguyên nhân của bệnh suyễn là gì? Bệnh suyễn có chữa được không? Lời khuyên cho người mắc bệnh suyễn là gì?
Triệu chứng của hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng đường thở bị hẹp, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này làm người bệnh cảm thấy khó thở, ho, khò khè.
Các triệu chứng hen suyễn khác nhau tùy mỗi người. Có một số người chỉ có triệu chứng trong một số tình huống cụ thể như hen suyễn về đêm, hen suyễn khi gắng sức, dị ứng. Cũng có một số người có thể lên cơn hen bất cứ lúc nào mà không rõ lí do gì. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm:
- Khó thở
- Có tiếng rít ở phổi, khò khè khi thở ra (tiếng ran rít khi thở là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em).
- Tức ngực hoặc đau
- Khó ngủ do cảm thấy khó thở, thở khò khè.
- Các dấu hiệu cho thấy rằng bệnh hen suyễn đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:
- Các triệu chứng xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn;
- Tăng mức độ khó thở (được đo chính xác bằng máy đo lưu lượng đỉnh, một thiết bị kiểm tra phổi của bạn);
- Phải sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên hơn;
Khi các triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn, đừng tự cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách uống thêm thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc hen suyễn có thể gây ra tác dụng phụ và làm cho bệnh của bạn trở nên tồi tệ.
Nguyên nhân của hen suyễn
Các đối tượng có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn bình thường bao gồm:
- Béo phì. Người bị béo phì có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 1,5 lần người bình thường.
- Trẻ không bú sữa mẹ. Việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp làm giảm nguy cơ trẻ bị hen suyễn về sau.
- Sống trong môi trường ô nhiễm
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng, có thể là dị ứng phấn hoa, lông chó, hoặc dị ứng thức ăn…
- Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
Xem thêm: 5 cách trị bệnh suyễn dân gian hiệu quả
Khi nào cần khẩn cấp đi gặp khám bác sĩ?
Một cơn hen đột ngột chuyển biến nặng có thể đe dọa tính mạng. Với bệnh nhân hen, bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân cần nghỉ ngơi và sử dụng thuốc hít có tác dụng tức thời khi có các triệu chứng khó thở nặng. Tuy nhiên có một số trường hợp mà người bệnh cần lập tức đi đến bệnh viện như:
- Triệu chứng không cải thiện ngay cả khi đã sử dụng thuốc cắt cơn tức thời (như albuterol/salbutamol, fenoterol);
- Triệu chứng khó thở, khò khè ngày càng trầm trọng đi nhanh chóng;
- Khó thở ngay cả khi chỉ vận động rất nhẹ nhàng ở mức tối thiểu.
- Bệnh suyễn có chữa được không?
Hen suyễn là một bệnh mạn tính, chưa thể được điều trị khỏi hẳn hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thăm khám bác sĩ và uống thuốc đầy đủ. Thì bệnh suyễn có thể được kiểm soát tốt.
Lời khuyên cho người hen suyễn
- Ngoài việc uống thuốc, lối sinh hoạt lành mạnh cũng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn. Bạn có thể tự thay đổi một số lối sống để duy trì sức khỏe và giảm khả năng lên cơn hen như:
- Giảm thiểu bụi trong nhà: Bụi có thể là tác nhân gây ra cơn hen, đặc biệt là các cơn hen về đêm. Vì vậy, hãy thường xuyên giặt chăn, gối, nệm của bạn. Tránh sử dụng thảm trong nhà. Sử dụng các loại rèm cửa có thể dễ dàng giặt giũ để giảm thiểu bụi.
- Ngăn chặn bào tử nấm mốc trong nhà: Bằng cách làm sạch và giữ khô ráo các khu vực ẩm ướt trong nhà như bồn tắm, nhà bếp, tường nhà.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Hãy vệ sinh nhà cửa ít nhất một lần mỗi tuần. Bạn có thể đeo khẩu trang khi làm hoặc thuê người khác dọn dẹp để tránh tiếp xúc với bụi.
- Đeo khẩu trang khi ra đường và khi thời tiết trở lạnh.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp củng cố sức khỏe của phổi và tim mạch. Tuy nhiên, người bị hen suyễn cần tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức, tuyệt đối không tập gắng sức. Khi thời tiết lạnh khô, có thể tập trong nhà hoặc đeo khẩu trang để tránh hít không khí lạnh vào phổi.
- Kiểm soát cơn ợ nóng, ợ chua và trào ngược dạ dày, thực quản. Các cơn trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm nặng thêm triệu chứng hen suyễn. Vì vậy người bị hen suyễn cũng cần chú trọng điều trị cải thiện các bệnh dạ dày.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc “bệnh suyễn có lây không”?