Trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh suyễn cao hơn gấp mấy lần người lớn, nếu phụ huynh không phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Sẽ gây nên một số biến chứng không mong muốn cho trẻ. Đặc biêt là bệnh suyễn bội nhiễm ở trẻ. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên bệnh suyễn bội nhiểm ở trẻ? Nên chăm trẻ mắc bệnh suyễn bội nhiễm như thế nào?
Đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về bệnh hen suyễn bội nhiễm ở trẻ.
Hen phế quản bội nhiễm là gì?
Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng. Bội nhiễm có thể hiểu là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm trùng thêm một số loại vi trùng, vi khuẩn khác.
Bệnh hen phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Xảy ra trên bệnh lý nền hen phế phế quản và đến sau mỗi đợt cấp của hen phế quản. Đây là tình trạng nặng của bệnh hen phế quản thông thường. Người bệnh mắc hen phế quản (hen suyễn) luôn tồn tại tình trạng viêm mạn tính đường thở kèm theo tăng đáp ứng phế quản với các yếu tố nội sinh và ngoại lai; cơ trơn co thắt, phù nề niêm mạc, tăng xuất tiết phế quản.
Nếu bị thêm tình trạng bội nhiễm, các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống nhu mô phổi và phế nang. Gây tình trạng viêm phổi và viêm nhiễm các cơ quan hô hấp khác. Làm quá trình điều trị hen phế quản vốn đã phức tạp nay còn khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây hen phế quản bội nhiễm và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn có thể đến từ yếu tố chủ thể của người bệnh hoặc những yếu tố môi trường. Trên nền bệnh lý hen phế quản, hen phế quản bội nhiễm có thể tiến triển bởi các yếu tố nguy cơ như:
- Thời tiết giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng làm cho bệnh hen phế quản biến chứng nặng hơn.
- Tình trạng nhiễm độc phổi khiến sức đề kháng của phổi bị suy giảm, dễ bị nhiễm khuẩn. Môi trường ô nhiễm cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Nếu sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn nếu đã có tiền sử bệnh hen.
- Người mắc bệnh hen phế quản nếu không được kiểm soát, lâu ngày khiến hệ hô hấp suy yếu. Dễ bị kích thích hoặc tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Tình trạng này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm đường thở.
Bệnh suyễn bội nhiễm ở trẻ nhỏ có thể khởi phát từ một đợt bội nhiễm (nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường thở). Trước đó trẻ hoàn toàn không có các triệu chứng của bệnh lý hen. Chỉ được chẩn đoán là hen phế quản bội nhiễm khi xuất hiện rầm rộ các triệu chứng của một đợt cấp kèm nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Bệnh suyễn có bị lây không?
Các triệu chứng gợi ý của bệnh hen suyễn bội nhiễm ở trẻ
Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ho nhiều về đêm. Ho là một phản ứng của cơ thể giúp đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên như khói, bụi, phấn hoa,… ra ngoài. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau. Nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, ho đặc biệt nhiều vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
- Thở khò khè: Do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo nên âm thanh khò khè. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễn.
- Khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp, hiện tượng thở nhanh, thở gấp sẽ nặng hơn khi trẻ vận động như chạy bộ, leo cầu thang,…
- Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi: khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy trẻ sẽ có các dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi.
- Đờm: Thường có mủ và có màu xanh, vàng hoặc nâu như màu rỉ sắt.
- Sốt từ nhẹ đến cao. Trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao hơn so với người lớn.
Hen phế quản bội nhiễm ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh hen phế quản bội nhiễm thường hay gặp trên nhiều đối tượng, đa phần không gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh suyễn cao hơn ở người lớn. Sẽ gây ra một số biến chứng không mong muốn như:
Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản thường có những biểu hiện như sốt, khó thở, đờm nhiều (có màu vàng và xanh) do bị nhiễm khuẩn. Kết hợp với bệnh lý nền hen phế quản, tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, khó điều trị.
Khí phế thũng
Khí phế thũng hay còn gọi là bệnh giãn phế nang: Các phế nang trong phổi mất tính co giãn trở nên yếu dần, mỏng và dễ bị vỡ. Tính đàn hồi của mô phổi cũng trở nên yếu đi. Khiến không khí bị nằm gọn trong phế nang, giảm đi khả năng trao đổi khí. Khiến người bệnh khó thở, thở ít hơn, môi và các đầu chi bị tím tái, ho khạc đờm nhiều hơn.
Tâm phế mạn tính
Tâm phế mạn tính là tình trạng phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do áp lực ở động mạch phổi tăng cao. Dấu hiệu của tâm phế mạn tính bao gồm: Khó thở, cơ thể tím tái, gan có thể to lên hoặc mấp mé tại bờ sườn.
Suy hô hấp
Suy hô hấp là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi duy trì sự sống cho những cơ quan, tổ chức mô cấu trúc trên cơ thể. Suy hô hấp bao gồm các biểu hiện: Khó thở, thở nhanh, mặt mày tím tái. Suy hô hấp được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.
Xẹp phổi
Xẹp phổi cũng là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của hen phế quản bội nhiễm. Tình trạng này làm giảm hoặc mất đi sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi do quá trình xẹp phế nang, gây mất thể tích phổi.
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là tình trạng những phế nang giãn rộng, mạch máu thưa thớt, áp lực từ phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh xuất hiện những cơn ho hoặc lao động quá sức, các thành phế nang rất dễ bị bục vỡ.
Tràn khí màng phổi là cũng nguyên nhân gây tử vong ở người mắc hen phế quản bội nhiễm.
Các biện pháp chung để chăm sóc trẻ bị hen
Tránh những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen:
- Không để thú vật (chó, mèo,…) trong nhà, diệt gián
- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ
- Không để những chất nặng mùi trong nhà.
- Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng .
- Tránh nhang khói
- Nơi ngủ của trẻ: cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
- Dùng cửa sổ (đóng hay mở) để duy trì không khí sạch và trong lành
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay?
- Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở
- Nói năng khó nhọc
- Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở
- Cánh mũi phập phồng
- Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch
Xem thêm: 8 cách chữa bệnh suyễn hiệu quả, nhanh chóng