Hen phế quản là căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Bệnh hen phế quản có thể xẩy đến mọi độ tuổi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mình bị hen suyễn. Hen phế quản biểu hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này về bệnh hen phế quản
Hen phế quản biểu hiện như thế nào?
Hen suyễn là một bệnh đa yếu tố thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mãn tính. Bệnh hen suyễn được đặc trưng bởi các triệu chứng thở khò khè, khó thở, tức ngực hoặc ho có thể khác nhau về thời gian và cường độ.
Đặc biệt ở trẻ em, các dấu hiệu hen suyễn không rõ ràng. Nhiều trẻ chỉ bị ho dai dẳng hoặc có tiếng thở khò khè khi thở.
Các triệu chứng hen suyễn có thể xuất hiện vào ban đêm, sáng sớm. Và quay trở lại khi thời tiết thay đổi. Nhất là khi trời trở lạnh hoặc chuyển mùa từ thu sang đông.
Tập thể dục quá sức, tiếp xúc với chất gây dị ứng, chất kích thích. Hoặc nhiễm virus đường hô hấp có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.
Khi xuất hiện các triệu chứng hen suyễn, nên đi khám càng sớm càng tốt. Chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do hen phế quản gây ra.
Những đối tượng có nguy cơ bị hen
Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh suyễn cao có thể kể tới như:
- Di truyền, đối tượng có bố mẹ bị hen thì khả năng cao con bị hen rất cao
- Người có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, chàm hay phát ban dị ứng, những người mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, dị ứng với các yếu tố dị nguyên khác. Có thể kể tới như thuốc lá, khí than, bếp ga, lông động vật, nấm mốc,…
Lưu ý khi bị hen phế quản
Tuân thủ điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Theo phác đồ chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và hướng dẫn quản lý hen phế quản của Bộ Y tế. Việc điều trị hen phế quản cần cắt cơn cấp (điều trị giảm nhẹ) và điều trị duy trì (điều trị dự phòng). Mấu chốt của kiểm soát hen là tuân thủ điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng tốt có thể giúp hạn chế cơn hen, không lên cơn ban ngày, ban đêm không thức giấc. Thể lực và vận động bình thường, không nghỉ học, nghỉ làm do hen và chức năng phổi trở lại bình thường.
Hen suyễn nên hạn chế tiếp xúc không khí lạnh
Khi có không khí lạnh, thời tiết cũng sẽ hanh khô hơn khiến cơ thể mất nước. Việc tập thể dục ngoài trời lạnh và vận động nhiều có thể khiến người bệnh hen suyễn khó thở, mệt mỏi. Vì vậy, trong thời tiết như vậy, bạn nên hạn chế ra ngoài. Khi thời tiết bình thường, các bác sĩ khuyến cáo những người bị hen suyễn nên tham gia các hoạt động như đạp xe hoặc bơi lội, hạn chế các động tác cần dùng nhiều sức.
Lưu ý về sử dụng thuốc nếu đang tập luyện
Với một số thuốc sử dụng trong việc điều trị hen trị hen suyễn bạn cần sử dụng đúng. Nên sử dụng trước 30 phút đến 1 tiếng để đảm bảo hiệu quả bệnh.
Tránh không khí ô nhiễm
Những người bị hen suyễn thường sẽ có nguy cơ bùng phát cơn hen nếu sống trong môi trường ô nhiễm, có phấn hoa, lông mèo, lông thú, khói bụi. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm làm giảm nguy cơ tiếp diễn hen ở những đối tượng cao mắc hen suyễn.
Bổ sung vitamin bằng ăn nhiều trái cây
Trong trái cây có nhiều loại vitamin, chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng có khả năng phòng ngừa và giảm biểu hiện của bệnh hen. Những chất này sẽ giúp êm dịu đường thở, bảo vệ đường hô hấp khỏi bị tác động của chất gây viêm nhiễm.
Lời kết
Trên đây là những điều bạn cần biết về hen phế quản biểu hiện như thế nào? Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho quý vị có thêm kiến thức để điều trị bệnh suyễn. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA. Vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.