Hen phế quản dị ứng thời tiết sẽ có những biểu hiện hết sức rõ ràng khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, những người có tiền sử hen phế quản cần đặc biệt chú ý những khi giao mùa hoặc trời trở lạnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem hen suyễn dị ứng thời tiết có điểm gì khác biệt so với hen suyễn thông thường nhé.
Hen phế quản dị ứng thời tiết biểu hiện như thế nào?
Nhìn chung, triệu chứng của hen phế quản dị ứng thời tiết cũng tương tự như hen phế quản thông thường. Tuy nhiên, chúng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn khi thời tiết xung quanh, nhất là nhiệt độ thay đổi. Nếu bạn có những triệu chứng này khi nhiệt độ, khí hậu thay đổi thất thường, có thể bạn đang mắc hen dị ứng thời tiết
- Ho, ho kéo dài dai dẳng, đặc biệt là ban đêm. Nhiều cơn ho nối tiếp nhau làm mất ngủ
- Khó thở, thở khò khè
- Đau tức ngực, cảm giác ngực bị đè nặng
- Thở nhanh và gấp. Nhất là những khi vận động mạnh hoặc ở ngoài trời lạnh
- Mặt nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi
- Môi và đầu ngón tay tím tái vì khó thở gây thiếu oxy
Mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng và mức độ khác nhau tùy cơ địa và bệnh nặng hay nhẹ.
Hen phế quản có lây không?
Một thông tin đáng mừng là tất cả các dạng hen suyễn đều không lây, bao gồm cả hen phế quản dị ứng thời tiết. Vì bệnh này không phải bắt nguồn từ vi khuẩn hay virus.
Tuy vậy, thời tiết là thứ vô cùng khó kiểm soát, nên những ai mắc chứng này rất dễ phát bệnh những khi trái gió trở trời. Do đó, chúng ta phải luôn có sự chuẩn bị đầy đủ phòng mọi trường hợp. Vào các khoảng thời gian giao mùa trong năm cũng là lúc mà các bệnh hô hấp tăng mạnh. Những ai mắc hen suyễn nên hạn chế tiếp xúc với những ai đang mắc cảm cúm, viêm hô hấp,…
Làm thế nào để tránh lên cơn hen khi thời tiết lạnh?
Khi nhiệt độ giảm xuống, bạn nên ở trong nhà nhiều nhất có thể. Bạn có thể sử dụng thêm máy điều hòa làm ấm không khí, máy lọc không khí và máy làm ẩm. Nếu cần thiết phải đi ra ngoài, hãy giữ ấm vùng cổ. Ngoài ra bạn cũng nên đeo khẩu trang hoặc dùng khăn để bịt miệng và mũi, giúp không khí vào phổi ấm hơn.
Nên làm theo các lời khuyên dưới đây để kiểm soát cơn hen cấp tính vào mùa đông:
- Uống nhiều nước: Giúp giữ lớp chất nhầy trong phổi mỏng hơn và dễ dàng đào thải ra ngoà
- Không tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm cúm và đặc biệt là các bệnh về hô hấp
- Tiêm vắc-xin cúm định kỳ hằng năm
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để không tích tụ bụi bẩn, nấm mốc
- Giặt khăn trải giường và chăn mỗi tuần bằng nước nóng để loại bỏ mạt bụi. Thay chúng thường xuyên
Bạn thấy rằng mình cần vận động để tăng cường sức khỏe. Hãy làm những điều sau trước khi tập thể dục
-
Sử dụng phun khí dung 15 – 30 phút trước khi tập luyện giúp mở rộng đường thở. Bạn sẽ thấy việc thở dễ dàng hơn.
-
Luôn mang theo khí dung và thuốc điều trị để phòng ngừa.
-
Luôn nhớ phải khởi động nhẹ nhàng ít nhất 10 phút trước khi tập thể dục.
-
Đeo khẩu hoặc khăn quàng trên mặt để làm ấm không khí hít vào. Nhưng đừng đeo kín quá tránh khó thở.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về hen phế quản dị ứng thời tiết. Đây là bệnh không nên chủ quan vì sẽ gây ra nhiều biến chứng không ngờ. Để được tư vấn kỹ lưỡng và giải đáp thắc mắc một cách tận tình nhất về hen suyễn, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn để giải quyết căn bệnh của bạn!